SpStinet - vwpChiTiet

 

Các hợp chất flavonoid phân lập từ lá cây bồ kết (Gleditschia australis Hemsl.)

Đề tài do các tác giả Nguyễn Thị Hồng Vân, Phan Văn Kiệm, Nguyễn Thế Dũng, Lê Mai Hương, Châu Văn Minh (Viện Hoá học các hợp chất thiên nhiên, Viện KH&CN Việt Nam) thực hiện nhằm phân lập và xác định cấu trúc hoá học của ba hợp chất flavonoid: 8-β-D-glucopyranosyl-5, 7-dihydroxy-2-(4-hydroxyphenyl)-4H-1-benzopyran-4-one(8-C-β-D-glucopyranosyl-apigenin hay vitexin), 3-O-methyl-quercetin và apigenin phân lập từ lá cây bồ kết.

Cây bồ kết có tên khoa học là Gleditschia australis Hemsl., được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta. Trong y học hiện đại, một số bệnh viện đã dùng bồ kết chữa bí, đại trung tiện sau khi mổ, tắc ruột… Quả bồ kết còn được dùng trong các trường hợp trúng phong, hôn mê bất tỉnh, hen suyễn, mụn nhọt… Các nghiên cứu về thành phần hoá học của cây bồ kết cho thấy quả chứa nhiều saponin triterpennic, trong đó một chất được xác định là astragalosid mà phần aglycon của chất này là 3,16-dioxy-28-carboxyolean-12-en. Ngoài ra quả còn chứa saponaretin, vitexin, homoorientin và lute-olin… Các nghiên cứu về tác dụng dược lý cho thấy quả bồ kết có tác dụng kháng khuẩn mạnh như kháng tràng cầu khuẩn, trực khuẩn…, dịch chiết nước từ quả bồ kết có tác dụng ức chế một số nấm gây bệnh ngoài da.
Nghiên cứu tiến hành với lá cây bồ kết được thu hái vào tháng 1/2006 tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc và phương pháp phân lập các hợp chất gồm sắc ký lớp mỏng, sắc ký cột.
Kết quả cho thấy, ba hợp chất flavonoid 8-β-D-glucopyranosyl-5; 7-dihydroxy-2-(4-hydroxyphenyl)-4H-1-benzopyran-4-one(8-C-β-D-glucopyranosyl-apigenin hay vitexin); 3-O-methyl-quercetin và apigenin đã được phân lập từ lá cây bồ kết. Cấu trúc của nó được xác định bằng các phổ ESI-MS, 1D- và 2D-NMR. Giá trị độ dịch chuyển hoá học của hai vị trí C-5 và C-9 của vitexin đã được gán lại chính xác nhờ các phân tích trên phổ 2D-NMR. Hợp chất vitexin lần đầu tiên được tìm thấy từ lá bồ kết, hai hợp chất 3-O-methyl-quercetin và apigenin được tìm thấy lần đầu tiên từ loài Gleditschia australis Hemsl.
LV (nguồn: Tạp Chí Dược học số 379, 11/2007)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả