SpStinet - vwpChiTiet

 

Thành phần và mức độ nhiễm sán lá đơn chủ (monogenea) ở cá mú giống tự nhiên tỉnh Khánh Hòa.

Cá mú là nhóm cá có giá trị thực phẩm cao, mang lại nguồn lợi kinh tế lớn cho người nuôi. Nhưng cho đến nay, nước ta chưa chủ động được con giống, phải thu gom cá giống ngoài tự nhiên và nhập khẩu. Do phải thu gom và nhốt lâu ngày mới đủ lượng con giống cung ứng cho người nuôi đã tạo điều kiện cho việc lây nhiễm trực tiếp và dễ dàng của lá sán đơn chủ cho cá mú. Vì vậy, nhóm nghiên cứu gồm Võ Thế Dũng, Trần Thị Lý, Nguyễn Thành Nhơn (Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III -Nha Trang), Glenn, A.Bristow (Trường Đại học Bergen-Na Uy) và Nguyễn Hữu Dũng (Trường ĐH Nha Trang) đã tiến hành nghiên cứu thành phần, tỷ lệ và cường độ nhiễm lá đơn chủ ở các giống cá tự nhiên làm cơ sở cho việc phòng và trị bệnh cho cá mú giống trước khi đem vào nuôi.

Kết quả nghiên cứu cá mú tại vùng biển tỉnh Khánh Hòa đã phát hiện được 8 loài và 2 nhóm ấu trùng ở cá mú đen (E.coioides), 6 loài và 2 nhóm ấu trùng sán đơn chủ ở cá mú mè (E.bleekeri). Tỷ lệ nhiễm của cá mú đen (E.coioides) với hầu hết các loài và 2 nhóm ấu trùng cao hơn tỷ lệ nhiễm của cá mú mè. Tỷ lệ nhiễm sán P.grouperi, P.coioides, P.serrani và 2 nhóm ấu trùng của cá mú đen và cá mú mè trên da và mang khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê. Về cường đô nhiễm P.grouperi, P.coioides trên hai loài cá khác nhau có ý nghĩa thống kê còn cường độ nhiễm P.serrani và ấu trùng trên da ở hai loài cá này khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Tóm lại, cá mú giống tự nhiên bị nhiễm sán rất cao vì vậy, trước khi đem nuôi cần tắm nước ngọt cẩn thận cho cá giống.
Trong thời gian tới, cần đầu tư cho việc nghiên cứu ký sinh trùng nói chung và sán đơn chủ nói riêng ở các loài cá nước mặn, nước lợ, đặc biệt là các loài cá có khả năng trở thành giống nuôi theo hướng hàng hóa, xuất khẩu.
HT (Theo Tạp Chí Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Nghiệp số 18, năm 2007)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả