SpStinet - vwpChiTiet

 

Ứng dụng mô hình clim trong đánh giá khả năng chịu tải của sông Cái Nha Trang

Nhóm tác giả Đặng Thị Ly Ly, Trần Thị Thùy Dương, Bùi Tá Long (ĐH Bách khoa TP.HCM) thực hiện nghiên cứu này nhằm giúp các cơ quan quản lý môi trường trong tỉnh có thêm cơ sở khoa học và công cụ hỗ trợ trong việc kiểm soát và phòng ngừa ô nhiễm.

Các tác giả xây dựng kịch bản mô phỏng cho mùa mưa 2012 và mùa khô 2013 với các chỉ tiêu BOD5 (nhu cầu oxy sinh hóa), TSS (chỉ tiêu tổng chất rắn lơ lửng) và PO4. Đoạn sông được nghiên cứu có tổng chiều dài gần 15 km, chảy qua thành phố Nha Trang và một phần địa bàn huyện Diên Khánh với 20 điểm xả thải.

Tỉnh Khánh Hòa có hai con sông lớn là sông Cái (Nha Trang) và sông Dinh (Ninh Hòa), trong đó sông Cái là nguồn cấp nước chính cho thành phố Nha Trang và một phần huyện Diên Khánh. Trong những năm gần đây, chất lượng nước sông Cái đã có dấu hiệu suy giảm do sự gia tăng dân số và các hoạt động kinh tế - xã hội trong tỉnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khả năng tiếp nhận BOD5 của sông Cái vào mùa khô đã đạt ngưỡng cực hạn. Riêng đoạn gần cửa ra đã không còn khả năng chịu tải BOD5 do thường xuyên bị ô nhiễm bởi nước thải từ các hoạt động dịch vụ - du lịch trong vùng.

Thông qua việc đánh giá khả năng chịu tải, đề tài nghiên cứu đã cho thấy nguy cơ suy giảm chất lượng nước. Để bảo tồn kịp thời nguồn cấp nước quan trọng cho Nha Trang, các cơ quan quản lý môi trường tỉnh Khánh Hòa cần tìm kiếm những giải pháp cụ thể và thiết thực hơn nữa trong công tác quản lý môi trường, thay vì chỉ ra quyết định dựa trên chuỗi số liệu quan trắc rời rạc và thiếu tính liên kết. Theo xu hướng hiện tại ở Việt Nam và trên thế giới, việc ứng dụng mô hình hóa vào quản lý lưu vực sông chính là công cụ hỗ trợ tích cực và hiệu quả nhất cho tỉnh Khánh Hòa trong quá trình bảo vệ nguồn nước sông này.
LV (HN KHCN ĐH Tài nguyên và Môi trường TP. HCM lần 2-2014)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả