SpStinet - vwpChiTiet

 

Nghiên cứu xây dựng và ứng dụng một số quy trình xác định các chất hạn chế, đáp ứng các rào cản kỹ thuật trong công nghiệp dệt may

Tại Việt Nam, việc nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp thử nghiệm tuân thủ, đáp ứng các rào cản kỹ thuật trong công nghiệp dệt may còn mới. Mặc dù, trong những năm gần đây, Viện Dệt May đã triển khai một số đề tài về nghiên cứu, ứng dụng một số phương pháp thử nghiệm chỉ tiêu an toàn và sinh thái cho sản phẩm dệt may và đã đạt được một số thành công nhất định. Tuy nhiên, số lượng các công trình nghiên cứu đã được thực hiện bao gồm: thuốc nhuộm azo, formaldehyt, một số kim loại nặng như chì, crôm hóa trị VI, niken giải phóng, một số chất chống cháy, các chất hóa dẻo phtalat, dimetyl fumarat, các hợp chất hữu cơ thiếc. Số lượng các nghiên cứu này là quá ít so với các rào cản kỹ thuật đang gia tăng và danh sách các chất hạn chế được cập nhật liên tục.
Tại Việt Nam, việc nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp thử nghiệm tuân thủ, đáp ứng các rào cản kỹ thuật trong công nghiệp dệt may còn mới. Mặc dù, trong những năm gần đây, Viện Dệt May đã triển khai một số đề tài về nghiên cứu, ứng dụng một số phương pháp thử nghiệm chỉ tiêu an toàn và sinh thái cho sản phẩm dệt may và đã đạt được một số thành công nhất định. Tuy nhiên, số lượng các công trình nghiên cứu đã được thực hiện bao gồm: thuốc nhuộm azo, formaldehyt, một số kim loại nặng như chì, crôm hóa trị VI, niken giải phóng, một số chất chống cháy, các chất hóa dẻo phtalat, dimetyl fumarat, các hợp chất hữu cơ thiếc. Số lượng các nghiên cứu này là quá ít so với các rào cản kỹ thuật đang gia tăng và danh sách các chất hạn chế được cập nhật liên tục.
Từ thực trạng trên, từ tháng 10/2013-12/2015, nhóm nghiên cứu tại Viện Dệt May do ThS. Bùi Thị Thái Nam dẫn đầu đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu xây dựng và ứng dụng một số quy trình xác định các chất hạn chế, đáp ứng các rào cản kỹ thuật trong công nghiệp dệt may”.
Đề tài này nhằm mục tiêu đáp ứng các rào cản kỹ thuật trong công nghiệp dệt may, góp phần nâng cao tính cạnh tranh và khả năng xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam đối với các mặt hàng dệt may xuất khẩu; nâng cao năng lực thử nghiệm các chỉ tiêu an toàn sản phẩm; Hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may nói riêng và sản phẩm tiêu dùng nói chung đáp ứng các yêu cầu của thị trường nhập khẩu, vượt qua rào cản kỹ thuật về các chất cấm và hạn chế tại thị trường nhập khẩu đến và tăng tiềm năng thâm nhập thị trường  mới.
Một số kết quả nổi bật của đề tài:
- Đã nghiên cứu, xây dựng và ứng dụng 05 quy trình phân tích Cd; BHT; OPP  và các chất bảo quản; NPEO và các AP, APEO; C10-C13 (SCCP) đáp ứng rào cản kỹ thuật trong công nghiệp dệt may.
- Đã xây dựng và phê duyệt 08 hướng dẫn phương pháp thử xác định 05 đối tượng phân tích.
- Đã xây dựng 8 bộ hồ sơ các phương pháp thử theo chuẩn mực ISO/IEC 17025, trong đó 05 phương pháp đã được BOA công nhận phù hợp chuẩn mực ISO/IEC 17025:
+ Phương pháp xác định Cd trong plastic theo EN 1122, công nhận năm 2014.
+ Phương pháp xác định Cd trong kim loại, không phải kim loại, sơn và bề mặt phủ sơn theo IEC 62321, công nhận năm 2014.
+ Phương pháp xác định BHT trong các polyme theo ASTM D 4275, công nhận năm 2015.
+ Phương pháp xác định các chất bảo quản (TCMTB, CMK, OPP, OIT) trong vật liệu da theo ISO 13365, công nhận năm 2015.
+ Phương pháp xác định các chất bảo quản (TCMTB, CMK, OPP, OIT) trong vật liệu dệt theo phương pháp nội bộ, công nhận năm 2015.
- 3 phương pháp đã đệ trình hồ sơ lên Văn phòng công nhận chất lượng, xin công nhận trong đợt đánh giá vào cuối tháng 1 năm 2016, theo chu kỳ đánh giá hàng năm của BOA:
+ Phương pháp xác định các AP, APEO trên vật liệu dệt
+ Phương pháp xác định AP, APEO trên vật liệu da
+ Phương pháp xác định chloparaffin trên vật liệu dệt và da.
 
Nguồn: most.gov.vn

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả