SpStinet - vwpChiTiet

 

Vai trò của trạm y tế trong phòng chống bạo lực gia đình tại cộng đồng

Đề tài do các tác giả Phạm Thị Vân Anh và Phạm Lê Tuấn (Sở Y tế Hà Nội) thực hiện nghiên cứu vai trò và hiệu quả hỗ trợ của trạm y tế trong phòng chống bạo hành gia đình tại cộng đồng.

Nghiên cứu tiến hành với các cán bộ y tế của các trạm y tế, cán bộ các ban ngành và nạn nhân bạo hành gia đình, những người có nguy cơ cao bị bạo hành gia đình của 2 phường dự án Ngọc Ngụy và Long Biên thuộc quận Long Biên (Hà Nội).
Theo đó, với vai trò thường trực, trạm y tế đã phối hợp với chính quyền và các ban ngành xây dựng mạng lưới hỗ trợ tại cộng đồng bao gồm UBND, Hội phụ nữ, công an, tư pháp, toà án, tổ hoà giải xã và các tổ chức quần chúng khác. Danh sách mạng lưới hỗ trợ gồm tên, địa chỉ, số điện thoại được tuyên truyền qua các phương tiện thông tin tại địa phương, trên tờ rơi để nạn nhân và người dân có thể biết và liên hệ thuận tiện.
Cụ thể, trạm y tế của 2 phường Ngọc Ngụy và Long Biên đã phối hợp đồng bộ và triển khai các hoạt động phát hiện và trợ giúp nạn nhân bạo hành gia đình ngay từ khi có nguy cơ bị bạo hành: xây dựng mạng lưới, phân công trách nhiệm, đào tạo cung cấp kiến thức, thành lập và sinh hoạt các câu lạc bộ dành cho nạn nhân và cán bộ hỗ trợ nạn nhân.
Hiệu quả hỗ trợ nạn nhân đã được cải thiện: 70 trường hợp có nguy cơ bạo hành đã được phát hiện, trong đó 29 trường hợp đã là nạn nhân; 25/29 (86,2%) nạn nhân đã được can thiệp, hỗ trợ và 10/25 (40,0%) đã được can thiệp thành công. Đây là mô hình phối hợp đồng bộ khá hiệu quả trong việc hỗ trợ nạn nhân bạo hành gia đình, là những kinh nghiệm thực tế cho việc xây dựng và triển khai Luật phòng chống bạo hành gia đình. Để có thể phát huy hơn nữa vai trò của các trạm y tế xã trong phòng chống bạo hành gia đình, mô hình y tế cơ sở trong phòng chống bạo hành gia đình rất cần được nhân rộng. Các cán bộ y tế cơ sở cần được tập huấn nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, phòng chống bạo hành gia đình và các kỹ năng cần thiết để hỗ trợ nạn nhân. Ngoài ra, rất cần xây dựng một cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành đoàn thể trong đó có y tế trong công tác phòng chống bạo hành gia đình và giúp đỡ nạn nhân. Điều đó khẳng định cần có các căn cứ pháp lý, sự chỉ đạo, hỗ trợ của Chính phủ, các Bộ, ngành… và đặc biệt là thông tư, nghị định hướng dẫn cụ thể việc triển khai Luật phòng chống bạo hành gia đình.

LV (nguồn: TC Y học thực hành, số 1/2008)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả