SpStinet - vwpChiTiet

 

Kết quả nghiên cứu khả năng hấp thụ carbon của rừng mỡ trồng thuần loài tại vùng trung tâm Bắc Bộ, Việt Nam

Đề tài do TS. Võ Đại Hải (Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam) thực hiện nhằm xác định lượng carbon hấp thụ ở rừng Mỡ trồng thuần loài (trong tầng cây gỗ, cây bụi thảm tươi, vật rơi rụng trong đất rừng) theo các cấp đất; xây dựng mối quan hệ giữa lượng carbon hấp thụ với các nhân tố điều tra chủ yếu nhằm phục vụ cho công tác dự báo.

Nghiên cứu này được thực hiện năm 2006 tại hai tỉnh Tuyên Quang và Phú Thọ với đối tượng rừng trồng Mỡ thuần loài - một trong những loài cây trồng rừng chủ yếu ở nước ta.
Kết quả cho thấy, lượng carbon tích lũy trong tầng cây gỗ lâm phần rừng trồng Mỡ thay đổi rất rõ theo cấp đất và cấp tuổi (cấp đất tốt hơn, rừng có khả năng hấp thụ và đồng hoá carbon nhiều hơn so với cấp đất xấu hơn; cây tuổi càng cao thì lượng carbon tích luỹ trong thân càng lớn…).
Cấu trúc carbon cây cá thể Mỡ là thân (54-80%), rễ (14-30%), cành (3-11%), lá (1-6%). Tổng lượng carbon tích luỹ trong lâm phần rừng trồng Mỡ dao động khá lớn từ 40.933-145.041 kg, bao gồm 4 thành phần chính là carbon trong đất (38-75%), trong tầng cây gỗ (19-60%), trong vật rơi rụng (1,56-7,91%) và carbon trong cây bụi thảm tươi (0,21-3,25%). Giữa lượng carbon tích luỹ trong cây cá thể Mỡ và trong lâm phần rừng trồng Mỡ có mối liên hệ chặt chẽ với các nhân tố điều tra lâm phần để xác định như D1,3, Hvn, tuổi và mật độ; giữa lượng carbon tích luỹ trong từng bộ phận cây gỗ, cây bụi thảm tươi và vật rơi rụng với sinh khối khô của chúng có mối quan hệ tuyến tính một lớp đặc biệt chặt chẽ với nhau bằng các phương trình tương quan ở dạng đơn giản, dễ áp dụng. Từ đó có thể sử dụng các phương trình tương quan đã lập được nhằm dự báo hoặc xác định nhanh lượng carbon tích lũy của lâm phần rừng trồng Mỡ vùng trung tâm Bắc Bộ nước ta.
 

LV (nguồn: Tạp Chí Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn, số 19/2007)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả