SpStinet - vwpChiTiet

 

Nghiên cứu phổ hồng ngoại, độ bền nhiệt và tính chất điện của vật liệu compozit PVC/EVA/CaCO3

Đề tài do tác giả Thái Hoàng, Vũ Minh Đức, Đỗ Quang Thẩm (Viện Kĩ thuật nhiệt đới . Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) thực hiện nhằm tìm hiểu độ bền nhiệt và các tính chất điện của vật liệu polyme blend PVC/EVE (10/9) có hàm lượng CaCO3 khác nhau.

Đề tài tiến hành với các nguyên liệu và hóa chất sau: PVC mác TH 1000 do Nhật Bản sản xuất có tỷ trọng 1,4g/cm3. Chất hóa dẻo diocty phtalat (DOP) tỷ trọng 0,986 g/cm3 (Hàn Quốc sản xuất). Dầu đậu nành epoxy hóa của Malaysia có hàm lượng nhóm epoxy 15,2%. Bari stearat, cadimi stearat được chế tạo tại Viện kỹ thuật nhiệt đới. Nhựa EVA có hàm lượng vinyl axtat 18%, nhiệt độ nóng chảy 90-950C, tỷ trọng 0,93 g/cm3 do Hàn Quốc chế tạo. Bột CaCO3 biến tính bởi 2% axit stearic.
Qua các bước tiến hành thực nghiệm, đề tài cho thấy, phổ hồng ngoại của vật liệu compozit PVC/EVA/CaCO3 nhận ra các tương tác giữa nhóm C=O trong CaCO3 biến tính bởi axit stearic với các nhóm C=O, C-O-C trong nền PVC/EVA và giữa các nhóm chức của PVC với EVA. Các tương tác này góp phần cải thiện độ bền nhiệt cho vật liệu blend PVC/EVA. CaCO3 góp phần tăng điện trở suất của vật liệu. Tổn hao điện môi của vật liệu compozit thay đổi không đáng kể theo hàm lượng CaCO3. Với hàm lượng CaCO3 ≤ 20% độ bền điện của vật liệu compozit PVC/EVA/CaCO3 lớn hơn so với vật liệu blend PVC/EVA.
BH (Theo Tạp chí hóa học, số 1/08)
 
 

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả