SpStinet - vwpChiTiet

 

Nghiên cứu ảnh hưởng của titan đioxit và benzophenon lên quá trình phân hủy quang hóa của polyethylen

Hiện nay nhu cầu sử dụng polyethylen (PE) để sản xuất bao bì ngày càng cao, song việc phân hủy bao bì phải mất thời gian rất dài và tốn nhiều năng lượng. Vì vậy, việc nghiên cứu ra các loại bao bì nhựa có khả năng phân hủy sinh học là vấn đề cấp thiết, góp phần giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa gây ra.
 

Để  đáp ứng yêu cầu thực tế về vấn đề trên, các tác giả Nguyễn Thị Kim Ngân, Nguyễn Đăng Mão (Đại học KHTN – Đại học Quốc gia TP.HCM), Nguyễn Thị Thương, Bạch Long Giang (Viện KTCN cao NTT – Đại học Nguyễn Tất Thành) và Đặng Tấn Tài (Trung tâm Kỹ thuật nhựa –  cao su và  Đào tạo quản lý năng lượng TP.HCM) đã tiến hành “Nghiên cứu ảnh hưởng của titan đioxit và benzophenon lên quá trình phân hủy quang hóa của polyethylen”.

Thông qua việc khảo sát sự tác động của hỗn hợp titan đioxit (TiO2) và benzophenon (BP) lên sự phân hủy màng polyethylen tỷ trọng thấp (LDPE) trong môi trường UV nhân tạo và dưới ánh sáng mặt trời. Kết quả cho thấy, tỷ lệ tối ưu của TiO2 và BP là 1/3 (wt%) được xác định thông qua chỉ số cacbonyl (CI) của màng trong môi trường UV nhân tạo ở 72 giờ. Màng LDPE có chứa 4,5 phr EVA (polyethylen-co-vinyl acetat) và 0,5 phr các chất quang hóa TiO2/BP (1/3) bị phân hủy nhanh nhất dưới ánh sáng mặt trời. CI của màng có chứa các chất phụ gia tăng dần theo thời gian và cao hơn đáng kể so với màng LDPE ban đầu. Ngoài ra, độ kết  tinh tăng và nhiệt độ phân hủy giảm được thể hiện thông qua dữ liệu DSC, phân tích TGA khẳng định rằng TiO2 và BP có vai trò quan trọng trong việc thúc đấy quá trình phân hủy màng LDPE.

Kết quả nghiên cứu đã mở ra một hướng đi mới cho việc chế tạo bao bì polyme có khả năng phân hủy và làm cơ sở cho một số nghiên cứu tiếp theo ở nước ta.
Nguồn: Tạp chí KH&CN Việt Nam, số 11/2015

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả