SpStinet - vwpChiTiet

 

Ảnh hưởng của chu kỳ và quy cách cắt đến sinh trưởng và năng suất lá giống Chùm ngây làm rau tại Đồng Nai

Chùm ngây (Moringa oleifera L.) có giá trị cao về dinh dưỡng và dược liệu nên hiện được trồng nhiều ở các tỉnh thành trong cả nước để lấy hạt, sản xuất bột dinh dưỡng, mì gói, làm rau xanh,…Tuy nhiên, quy trình trồng chùm ngây chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm dân gian nên năng suất và chất lượng lá không cao.


Để đáp ứng yêu cầu thực tế việc nâng cao năng suất, chất lượng của chùm ngây ở khâu trồng trọt, tác giả Mai Hải Châu (Cơ sở 2, Đại học Lâm Nghiệp) và Võ Thái Dân (Đại học Nông Lâm TP.HCM) đã tiến hành nghiên cứu “ Ảnh hưởng của chu kỳ và quy cách cắt đến sinh trưởng và năng suất lá giống Chùm ngây làm rau tại Đồng Nai”.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, chu kỳ cắt khác nhau có ảnh hưởng đến sinh trưởng, năng suất sinh khối tươi, năng suất cuống lá, năng suất lá lý thuyết và năng suất lá thực thu. Với giống chùm  ngây Ninh Thuận, chu kỳ cắt 40 ngày cho năng suất lá cao nhất. Quy cách cắt cũng có ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất giống chùm ngây Ninh Thuận, quy cách cắt chừa lại 5 mắt mầm cho năng suất cao nhất. Trong điều kiện mùa mưa tại tình Đồng Nai, giống chùm ngây Ninh Thuận cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất khi áp dụng chu kỳ cắt 40 ngày/lần cộng với quy cách cắt chừa 5 mắt mầm.

Nghiên cứu làm cơ sở cho việc đề xuất quy trình canh tác cây chùm ngây làm rau theo hướng hữu cơ đối với giống chùm ngây Ninh Thuận tại tỉnh Đồng Nai.
Nguồn: Tạp chí NN&PTNT, số 1/2016

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả