SpStinet - vwpChiTiet

 

Hiện trạng khai thác và xâm nhập mặn các tầng chứa nước tỉnh Sóc Trăng

Mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long là mùa nước biển xâm nhập mặn. Nằm ở phía Nam cửa sông Hậu, tiếp giáp với biển, địa hình thấp, có nhiều sông rạch và kênh mương thủy lợi chia cắt, Sóc Trăng là một trong những tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất của tình hình xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long.
 
Tình hình xâm nhâp mặn trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng hiện đang diễn biến rất phức tạp, mạch nước ngầm bị nhiễm mặn khiến cho việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm mức sống cho người dân gặp nhiều khó khăn. Để hiểu rõ tình hình thực tế nhằm kịp thời đưa ra những giải pháp ứng phó, ThS. Đặng Trần Trung và KS. Kiều Duy (Trung tâm Cảnh báo và Dự báo Tài nguyên nước Christian Glaeser – Viện Địa chất Liên bang và Tài nguyên Đức) đã tiến hành nghiên cứu đánh giá hiện trạng khai thác và xâm nhập mặn các tầng nước ở tỉnh Sóc Trăng.

Kết quả nghiên cứu đã cung cấp các số liệu mới về hiện trạng nhiễm mặn và tầng chứa nước khai thác trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng: toàn tỉnh có 210 trạm cấp nước với chiều sâu trung bình các giếng khai thác là 80 – 120m (giếng sâu nhất là 180m, nông nhất là 9m) thuộc các tầng chứa nước qp3 và qp2-3. Phần lớn diện tích tầng chứa nước qp3 bị nhiễm mặn, trừ khu vực phía Đông Bắc có nước nhạt (năm 2010, diện tích nhiễm mặn khoảng 84%, nhạt 16%, năm 2015 diện tích mặn tăng lên 87%, nhạt 13%). Tầng phục vụ khai thác chính hiện nay của tỉnh là tầng qp2-3 có diện tích nhiễm mặn (khoảng 11%) nhỏ hơn rất nhiều so với năm 2010 (khoảng 24%) trong tổng diện tích mặn, nhạt.

Từ kết quả thu được, theo các tác giả “cần phải xây dựng mô hình dòng chảy với tỉ trọng thay đổi Seawat để tính toán trữ lượng tiềm năng nước ở vùng nhạt cũng như nguy cơ xâm nhập mặn đến khu vực nước ngầm nhạt”.
Nguồn Tạp chí Tài nguyên & Môi trường số 17, tháng 9/2015

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả