SpStinet - vwpChiTiet

 

Nghiên cứu hoạt tính của một số loài bọt biển ở Phú Quốc

Hiện nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu về thành phần hóa học cũng như hoạt tính sinh học của bọt biển, loài sinh vật biển tập trung phân bố nhiều ở vùng biển phía Tây Việt Nam, đặc biệt là Phú Quốc. Do đó, nhóm tác giả gồm Nguyễn Thị Kim Phụng (Trường Đại học Kiên Giang), Nguyễn Viết Khang và Tôn Nữ Liên Hương (Trường Đại học Cần Thơ) đã nghiên cứu và thử nghiệm độc tính tế bào ung thư gan (Hep G2) của một số loài bọt biển thu được từ vùng biển Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Bọt biển sau khi thu được (500g) sẽ cắt nhỏ, ngâm chiết với ethanol 96% trong 48 giờ để thu được cao thô (5g). Sau đó đem mẫu cao thô thử hoạt tính độc tế bào ung thư gan (Hep G2) bằng phương pháp SRB (Sulforhodamin B – là phương pháp so màu đơn giản và nhạy để xác định độc tính tế bào của một chất) ở nồng độ 100 µg/mL.

Kết quả cho thấy, tỉ lệ gây độc tế bào của Neopetrosia sp. (SP10) trên dòng tế bào ung thư gan (Hep G2) là mạnh nhất với nồng độ ức chế IC50 là 56,34 µg/mL, cao hơn hẳn các mẫu Ircinia sp. (SP05) và Hyrtios sp. (SP08). Do đó, kết quả này là định hướng cho việc nghiên cứu thành phần hóa học của loài bọt biển Neopetrossia sp. có hoạt tính kháng ung thư gan (Hep G2) và các dòng tế bào ung thư khác tiếp theo. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy, bọt biển ở cùng Phú Quốc là nguồn tiềm năng phân lập các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học nhằm phát triển các hợp chất mới làm nguồn dược liệu phòng chống ung thư.

Nội dung nghiên cứu này được đăng trên Tạp chí Dược học, số 513, năm 2019, hiện đang lưu giữ tại kho tư liệu của Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN TP.HCM (CESTI).

Trong tạp chí này còn nhiều nghiên cứu đáng chú ý khác, như:

  1. Nghiên cứu đặc điểm thực vật của cây tốc thằng cáng (Anodendron paniculatum (Roxb.) A. DC.)
  2. Ảnh hưởng màng bao tan ở ruột lên khả năng giải phóng dược chất từ viên glipizid giải phóng kéo dài cốt thân nước
  3. Xây dựng phương pháp HPLC đơn giản để định lượng cefaclor trong huyết tương hướng tới phục vụ theo dõi điều trị
  4. Phân tích atorvastatin và chất chuyển hóa trong huyết tương người bằng phương pháp sắc ký lỏng siêu hiệu năng ghép nối với detector khối phổ
  5. Định lượng đồng thời metronidazol và spiramycin I trong huyết tương người bằng LC-MS/MS
  6. Nghiên cứu bào chế hydrogel chứa tiểu phân niosome tadalafil
  7. Phân tích đặc điểm sử dụng thuốc kháng nấm tại Bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2012 – 2016
  8. Nghiên cứu xây dựng mô hình 2D-QSAR dự đoán hoạt tính chống oxy hóa của các dẫn chất flavonoid và ứng dụng trên nhóm dẫn chất chalcon
  9. Khảo sát độc tính đường uống và tác động giảm đau, kháng viêm trên chuột nhắt của bài thuốc phối hợp một số dược liệu ở tỉnh Sóc Trăng
  10. Nghiên cứu tác dụng giảm co thắt cơ trơn và chống tiêu chảy của cao đặc phương thuốc Vị tràng an

Bạn đọc có thể bấm vào tên bài để tham khảo nội dung chi tiết; hoặc tra cứu các cơ sở dữ liệu của CESTI để tìm tài liệu theo yêu cầu của riêng mình, tại địa chỉ: http://cesti.gov.vn/thu-vien/1/tra-cuu-chung.

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả