SpStinet - vwpChiTiet

 

Khí công với tạng phủ, kinh – huyệt theo y học hiện đại

Đề tài do tác giả Nguyễn Minh Thụy (bộ môn Y học cổ truyền - ĐH Y Hải Phòng) thực hiện và trình bày những khái quát về tạng phủ, kinh lạc và huyệt.

Theo đó, tạng phủ chia làm 2 loại (loại đặc là tạng thuộc âm, loại rỗng hơn là phủ thuộc dương). Tạng chủ nuôi dưỡng tàng trữ tinh khí, phủ chủ chuyển vận và đào thải. Về tạng có tâm, can, tỳ, phế, thận và tạng phụ là tạng tâm bào. Về phủ có tiểu trường, đởm, vị, đại trường, bàng quang và tam tiêu. Trên nguyên tắc âm dương kết hợp, tạng và phủ có liên quan biểu lý với nhau theo từng cặp như sau: phế - đại trường, tâm - tiểu trường, tỳ - vị, can - đởm, thận - bàng quang, tâm bào - tam tiêu. Kinh lạc gồm kinh mạch (12 kinh chính, 12 kinh nhánh, 8 mạch khác: 2 kinh thái dương ở tay và chân, 2 kinh thiếu dương ở tay và chân, 2 kinh thái âm ở tay và chân, 2 kinh thiếu âm ở tay và chân, 2 kinh quyết âm ở tay và chân; mạch nhâm, mạch đốc, mạch xung, mạch đới, mạch dương kiểu, mạch âm kiểu, mạch dương duy, mạch âm duy…); lạc mạch gồm 15 lạc mạch lớn, 15 lạc mạch nhỏ…; trong hệ kinh lạc có kinh khí (khí - huyết) vận hành, mỗi đường kinh ngoài tính chất chung còn có tính chất đặc trưng; có 12 đường kinh cân và 12 khu da được 12 đường kinh chính tỏa ra chi phối nuôi dưỡng.
Huyệt theo y học cổ truyền là nơi thần khí hoạt động vào ra, phân bố ở phần ngoài của cơ thể nhưng không phải là hình thái tại chỗ của da, cơ, gân, xương. Có 3 loại huyệt gồm huyệt trên đường kinh (371 huyệt nằm trên 14 kinh mạch, nếu kể cả 2 bên là 690), huyệt ngoài đường kinh (khoảng hơn 200 huyệt), huyệt A thị (huyệt tại nơi đau).
LV (nguồn: TC Y học thực hành, số 3/2008)
 

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả