SpStinet - vwpChiTiet

 

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học phân tử của ba chủng vi khuẩn sử dụng 2,4-D phân lập từ đất nhiễm chất diệt cỏ chứa dioxin tại Đà Nẵng

Hiện nay một số căn cứ của Mỹ trong đó có sân bay Đà Nẵng vẫn bị ô nhiễm nặng bởi các chất diệt cỏ dioxin. Các tác giả Nguyễn Bá Hữu, Đặng Thị Cẩm Hà (Viện Công nghệ Sinh học) đã nghiên cứu các đặc điểm về phân loại và sự tham gia chuyển hóa 2,4-D của hai gien cadA, tfdA. Đây là cơ sở khoa học để giải thích sự thành công khi áp dụng công nghệ phân hủy sinh học giúp tẩy độc đất nhiễm dioxin tại Đà Nẵng.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là ba chủng vi khuẩn sử dụng 2,4-D DNB19, DNB20, DNB21 nhận từ bộ sưu tập giống vi sinh vật của Phòng Công nghệ Sinh học Môi trường, Viện Công gnhệ Sinh học. Các chủng này được phân lập từ mẫu nhiễm chất độc hóa học thu thập tại căn cứ quân sự cũ của Mỹ ở sân bay Đà Nẵng.
Nghiên cứu cho thấy, ba chủng vi khuẩn sử dụng 2,4-D phân lập từ bãi đất nhiễm chất diệt cỏ chứa dioxin tại Đà Nẵng giống hệt nhau về đoạn gien mã hóa 16S rARN (500bp). Ba chủng trên thuộc chi Arthrobacter và được đặt tên là arthobacter sp. DNB19, arthobacter sp. DNB20, arthobacter sp. DNB21.
Hai gien cadA và tfdA tham gia chuyển hóa 2,4-D đã phát hiện ở chủng arthobacter sp. DNB19. Gien cadA ở chủng DNB 19 có tương đồng cao 93% với gien cadA của chủng Sphingomonas sp. B6-10, dòng HS01 () mẫu môi trường, 89% với gien cadA của chủng Sphingomonas sp. TFD26; 88% với cadA của chủng Sphingomonas sp.TFD44. Gien tfdA ở chủng DNB19 có mức tương đồng cao, 94% với tfdA của các chủng Burkholderia sp. RASC, Burkholderia sp.Ff54, Ralstonia sp. Y103; 91% với tfdA của các chủng Delftia acidovorans P4a và 77% với tfdAα của Bradyrhizobium sp.Hw13.

BH (Theo tạp chí Sinh học, tập 29, số4/07)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả