SpStinet - vwpChiTiet

 

Nghiên cứu khả năng xây dựng công trình đường di cư cá ở các đập thủy điện thuộc lưu vực sông Đồng Nai

Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả Phạm Anh Đức, Nguyễn Thị Mai Linh (Khoa Môi trường và Bảo hộ lao động – Đại học Tôn Đức Thắng), Phạm Văn Miên (Phòng Sinh thái thủy vực – Viện Khoa học môi trường và Phát triển) kết hợp phân tích thông tin, dữ liệu đã có với nghiên cứu thực địa, phân tích phòng thí nghiệm và tài liệu, từ đó đánh giá khả năng xây dựng đường di cư cá ở các đập thủy điện thuộc lưu vực sông Đồng Nai.

Kết quả khảo sát đoạn trung lưu từ khu vực cầu Đại Ninh đến hồ Trị An đã phát hiện 122 loài cá, trong đó có 36 loài cá di cư (chiếm 30% tổng số loài). Có thể chia các loài di cư thành ba nhóm. Nhóm thứ nhất là các loài di cư xuống cửa sông và biển để sinh sản, gồm tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergi) và cá chình mun (Anguilla bicolor pacifica). Hai loài này có giá trị kinh tế cao nhất ở lưu vực sông Đồng Nai trước đây. Sau khi có các công trình hồ chứa nước nhân tạo ở thượng nguồn như Dầu Tiếng, Trị An, Thác Mơ, Cần Đơn, Srok Phu Miêng… thì tôm càng xanh và cá chình mun đã không xuất hiện ở vùng trung lưu và thượng lưu sông Đồng Nai, sông Bé và sông Sài Gòn.

Nhóm thứ hai là các loài cá di cư từ biển, cửa sông và hạ lưu sông lên trung lưu để sinh sản, gồm 7 loài cá cơm sông (Corica sorbona), cá cháy (Hilsa toli), cá chốt cờ (Bagoides macropterus), cá chốt chuột (Bagoides macracanthus), cá chốt bông (Leiocassis siamensis), cá sơn (Chanda siamensis) và cá rô biển (Pristolepis fasciatus). Các loài cá này đã thích ứng tốt với môi trường nước ngọt nên tồn tại và hoàn thành chu kỳ sống ở hồ Trị An và trung lưu sông Đồng Nai. Nhóm thứ ba là các loài cá di cư từ hồ Trị An lên các sông, suối, hồ, ao, bàu, ruộng,... để sinh sản, gồm 27 loài. Thời gian sinh sản tập trung từ giữa tháng 5 đến tháng 6 âm lịch. Cá con của những loài này xuất hiện ở hồ Trị An và các đoạn trung lưu vào tháng 6 âm lịch. Ngoài ra, có thể ghi nhận một kiểu di cư nữa, đó là trứng và cá con của một số loài cá di cư theo dòng chảy thông qua tuabin hay đập tràn xuống hạ lưu sông Đồng Nai.

Phân tích và đánh giá các dữ liệu cho thấy việc xây dựng và vận hành các đường cá đi cho cá có hiệu quả và khả thi ở các đập trên lưu vực sông Đồng Nai. Tuy nhiên, khi xét thấy có quá nhiều vấn đề, không cần thiết xây dựng đường di cư cá.
LV (nguồn: HN ĐH Tài nguyên và Môi trường TP.HCM lần 1)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả