SpStinet - vwpChiTiet

 

Hàm lượng kim loại nặng trong hải sản ở Khánh Hòa

Theo các nghiên cứu tại Việt Nam, hầu hết các loài thủy hải sản sống trong môi trường nước đều  bị nhiễm kim loại nặng, tuy nhiên ở mỗi đối tượng và mỗi địa phương khác nhau hàm loại kim loại nặng bị nhiễm là khác nhau.


Để xác định rõ thực tế về “Hàm lượng  kim loại nặng trong hải sản ở Khánh Hòa”, tác giả Nguyễn Thuần Anh và Phan Thị Thanh Hiền (khoa Công nghệ Thực phẩm – Đại học Nha Trang) đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá về vấn đề này.

Nghiên cứu được thực hiện trên 5 loại hải sản (cá ngừ bò, cá nục, mực, cá đổng và cá cờ) đại diện cho 5 loại hình nghề khai thác với sản lượng lớn và tiêu thụ nhiều ở Khánh Hòa. Kết quả cho thấy  tất cả các loại hải sản được khảo sát đều bị nhiễm kim loại nặng, nhưng mức độ nhiễm đều thấp hơn giới hạn quy định của  Bộ Y tế Việt Nam (BYTVN) và quy định của Châu Âu. Hàm lượng kim loại nặng trung bình lớn nhất trong 5 loại hải sản xác định được là: Pb (chì) 20,7 ± 1,6 µg/kg trong cá cờ (quy định của BYTVN là và châu Âu là 300 µg/kg); Cd (catmi) 29,4 ± 3,3 µg/kg trong cá nục (BYTVN là 300 µg/kg, châu Âu là 50 µg/kg); Hg (thủy ngân) 37,2 ± 3,4 µg/kg trong cá nục (BYTVN là 300 µg/kg, châu Âu là 500 µg/kg).

Các thông tin số liệu của nghiên cứu rất có giá trị cho việc đánh giá phơi nhiễm và đánh giá nguy cơ của người tiêu dùng đối với mối nguy kim loại nặng do ăn hải sản. Từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp trong việc quản lý an toàn thực phẩm hải sản một cách hiệu quả. 
Nguồn: Tạp chí NN&PTNT, số 24/2015

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả