SpStinet - vwpChiTiet

 

Đánh giá diễn biến xói lở bồi tụ khu vực Cần Giờ - Thị Vải

Trong nghiên cứu này, các tác giả Huỳnh Trung Tín, Bùi Trọng Vinh (Khoa Kỹ thuật Địa chất và Dầu khí, Trường Đại học Bách khoa TP. HCM) đã đánh giá xu hướng, diễn biến bồi xói đường bờ từ sau 1973 đến nay kết hợp với phương pháp mô hình số để đánh giá tác động của các yếu tố thủy động lực tới cơ chế bồi xói tại khu vực Cần Giờ - Thị Vải.

Nằm ở hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai, khu vực Cần Giờ - Thị Vải có tiềm năng lớn về việc xây dựng cảng sông, biển. Cảng quốc tế Cái Mép có khả năng tiếp nhận tàu lên đến 131.000 DWT. Bên cạnh đó, từ năm 2012, dự án lấn biển tại khu vực Cần Giờ đã được xây dựng. Sự phát triển của cảng biển và xây dựng các công trình ven bờ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình diễn biến bồi xói và diện tích rừng ngập mặn tại khu vực.

Kết quả cho thấy, từ sau 2004, quá trình bồi xói tại khu vực ảnh hưởng nhiều bởi tác động của con người (xây cảng, nuôi tôm, kè bảo vệ bờ...). Khu vực mũi Đồng Hòa bị xói lở nặng tại các khu vực nuôi nghêu trong khi đó tại khu vực Cần Thạnh và bãi biển 30-4, hiện tượng xói mòn cục bộ xảy ra tại các mỏ hàn. Bên cạnh đó, do tác động của khai thác cát, sóng sẽ tiến vào bờ nhanh hơn, đường sóng vỡ tiến gần vào bờ hơn và tăng khả năng phá hoại bờ biển Cần Giờ. Hoạt động của tàu thuyền ra vào các cảng tại khu vực Thị Vải không ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình bồi xói tại khu vực.

Tuy nhiên, cần có những chương trình quản lý, giám sát chặt chẽ tàu thuyền để hạn chế tối đa hậu quả bất lợi. Trong bối cảnh mực nước biển toàn cầu dâng cao, diễn biến bồi xói tại khu vực sẽ diễn ra ngày càng phức tạp.
LV (nguồn: HN KHCN ĐH Tài nguyên và Môi trường TP. HCM lần 2-2014)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả