SpStinet - vwpChiTiet

 

Ứng dụng lọc Kalman trong phân tích biến dạng nhà cao tầng do bức xạ nhiệt mặt trời

Đề tài do các tác giả Phan Văn Hiến (Trường ĐH Mỏ địa chất), Đinh Xuân Vinh (Cty CP tư vấn đầu tư và xây dựng – HUDCIC) thực hiện.
Nghiên cứu tiến hành thực nghiệm quan trắc biến dạng do bức xạ nhiệt mặt trời bằng hệ thống định vị toàn cầu GPS đối với nhà cao tầng tại khu đô thị mới Văn Quán, Hà Nội. Phép lọc Kalman là một công cụ quan trọng để phân tích biến dạng từ những thông tin tổ hợp trên sự vận động của vật thể và chất lượng phép đo.
Nhóm nghiên cứu rút ra kết luận, tiêu chuẩn an toàn kết cấu là chỉ tiêu hàng đầu đối với công trình xây dựng. Kiểm tra quá trình biến dạng do bức xạ nhiệt ảnh hưởng tới an toàn kết cấu công trình là việc làm thiết thực. Nghiên cứu cho thấy, với toàn nhà kết cấu bê tông cốt thép cao 66,65 m, biến dạng do bức xạ nhiệt là 8,2 mm trong một ngày đêm (mức chênh lệch nhiệt độ là 90C). Đối với công trình cao tầng và siêu cao tầng, quan trắc biến dạng do bức xạ nhiệt mặt trời là rất cần thiết. Hệ thống định vị toàn cầu GPS quan trắc liên tục kết hợp kỹ thuật lọc Kalman cho phép ước lượng khá sát thực vận động của công trình do bức xạ nhiệt.
LV (nguồn: TC Xây dựng, 5/2010)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả