SpStinet - vwpChiTiet

 

Nghiên cứu khả năng đáp ứng chuyển nạp gen của các giống đậu tương trồng ở Việt Nam.

Nghiên cứu tạo giống đậu tương biến đổi gen là giải pháp quan trọng trong chiến lược tăng năng suất, sản lượng đậu tương. Trong nghiên cứu này, TS. Trần Thị Cúc Hòa (Viện lúa Đồng bằng Sông Cửu Long), đã tiến hành nghiên cứu khả năng đáp ứng đối với chuyển nạp gen của 91 giống đậu tương trồng ở Việt Nam.

Plasmid pCambia 3301 và pZY102, đều mang gen bar và gusA được chuyển vào tế bào khả biến của chủng vi khuẩn A.tumefaciens EHA 105 và A.tumefaciens EHA 101. Chuyển nạp gen được thực hiện với vật liệu là nốt lá mầm lây nhiễm với vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens và sửa gỗ nội thất thanh lọc bằng glufosinate. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong 91 giống nghiên cứu, có sự đáp ứng khác nhau giữa các giống đối với hiệu quả chuyển nạp gen ghi nhận qua sự biểu hiện của gen gusA (tỉ lệ GUS+/tổng số mẫu xét nghiệm, số lượng đa chồi/mẫu). Các giống có tiềm năng để được sử dụng trong chuyển nạp gen đậu tương đã được sử dụng trong chuyển nạp gen đã được xác định gồm 5 giống đậu tương đang trồng ở Việt Nam (MTĐ 176, ĐT 4, DT 96, MTĐ 652-5, HL 202) và 3 giống nhập nội, Bert, Williams 82, Maverick.
HT (Theo Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Nghiệp -số 18-T11/2007)