SpStinet - vwpChiTiet

 

Ảnh hưởng tỷ lệ chiều dài nhịp đến phân bố nội lực trong cầu treo dây võng

Đề tài do TS. Phùng Mạnh Tiến, KS. Đỗ Tiến Đạt (Phân viện KHCN Giao thông vận tải phía Nam) thực hiện khảo sát sự ảnh hưởng của tỷ lệ chiều dài nhịp đến sự phân bố nội lực trong cầu treo dây võng thông qua phân tích kết quả tính toán hai mô hình cầu treo dây võng.

Cầu treo dây võng thuộc loại cầu có kiến trúc đẹp với khả năng vượt nhịp lớn. Tỷ lệ chiều dài nhịp là một trong những yếu tố chính tạo nên nét đặc trưng riêng cho cầu treo dây võng nhiều nhịp. Khi tỷ lệ chiều dài nhịp thay đổi thì sự phân bố nội lực giữa các bộ phận kết cấu sẽ thay đổi.
Theo đó, tỷ lệ chiều dài nhịp thay đổi kéo theo sự phân bố nội lực trong toàn bộ kết cấu cầu treo dây võng sẽ thay đổi. Qua hai trường hợp xem xét trong đề tài này nhận thấy cầu có tỷ lệ chiều dài nhịp càng lớn thì tĩnh tải gây ra nội lực trong dầm chủ, mômen uốn và lực cắt trong trụ tháp càng bất lợi, riêng lực nén dọc trong trụ tháp và lực kéo trong cáp chủ giảm. Khi hoạt tải tác dụng trên nhịp biên, mômen uốn, lực dọc trong dầm chủ, nội lực trụ tháp và cáp chủ đều bất lợi, tuy nhiên lực cắt trong dầm chủ giảm có lợi. Khi hoạt tải tác dụng trên nhịp chính chỉ có lợi về lực nén dọc của trụ tháp và lực kéo trong cáp chủ. Khi thiết kế cầu treo dây võng, do hoạt tải thường chiếm tỷ lệ nhỏ hơn nhiều so với tĩnh tải cho nên ưu tiên phương án với tỷ lệ chiều dài nhịp nhỏ hơn khi xét về phương diện chịu lực của kết cấu. Tuy nhiên cần xem xét đến khả năng tăng tiết diện của cáp chủ và ổn định uốn dọc của trụ tháp, đặc biệt là khả năng thi công nhịp chính dài nhằm đảm bảo tính khả thi và kinh tế.
LV (nguồn: TC Cầu đường VN, số 3/2009)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả