SpStinet - vwpChiTiet

 

Nghiên cứu khả năng ứng dụng dầu hạt cây cọc giậu làm nguyên liệu sản xuất biodiezen tại Việt Nam

Đề tài do các tác giả Vũ Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Hà (Viện Hóa học Công nghiệp), Nguyễn Trung Hiếu (Công ty CP Minh Sơn) thực hiện nhằm nghiên cứu khả năng ứng dụng của dầu hạt cây Jatropha Cursas trồng tại Việt Nam làm nhiên liệu sinh học.

Nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu các tính chất hóa lý của dầu ép từ dầu hạt Jatropha đang được trồng thử trên 50 ha ở Việt Nam. Các hóa chất khác được sử dụng bao gồm: chất xúc tác, tác nhân transeste hóa, muối, axit. Cụ thể, hỗn hợp của axit H2SO4 98% tan trong mentanol được cho từ từ vào dầu nguyên liệu đã được gia nhiệt đến 650C. Quá trình phản ứng diễn ra ở 650C có khuấy. Sau đó tiến hành phản ứng transeste hóa bằng các xúc tác kiềm.
Kết quả cho thấy, thành phần hóa học của dầu Jatropha Cursas gồm chủ yếu là axit oleic, linole-ic, stearic và palmitic. Chỉ số axit của các mẫu dầu rất khác nhau, phụ thuộc vào thời gian và điều kiện bảo quản mẫu. Các mẫu biodiezen được sản xuất có các tính chất nhiên liệu chính () hoàn toàn thỏa mãn dự thảo TCVN về nhiên liệu sinh học gốc.
Kết quả nghiên cứu trên góp phần hoàn thiện công nghệ sản xuất biodiezen từ dầu hạt Jatropha Cursas trồng ở Việt Nam. Từ đó, giúp cho sự phát triển, nhân rộng cây Jatropha (theo dự kiến sẽ trồng 100.000 ha)

BH (Theo Tạp chí Hóa học & Ứng dụng, số 2/08)

 

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả