SpStinet - vwpChiTiet

 

Khả năng cản xạ của bê tông đặc biệt nặng sử dụng nguyên vật liệu Việt Nam

Đề tài do TS. Trần Ngọc Tính (Trường ĐH Xây dựng) thực hiện nghiên cứu các tính chất của các nguồn nguyên vật liệu sử dụng; thiết kế cấp phối bê tông đặc biệt nặng theo phương pháp thể tích tuyệt đối; nghiên cứu các tính chất cơ lý của bê tông; nghiên cứu khả năng cản xạ của bê tông sử dụng các loại cốt liệu và xi măng khác nhau.
Đề tài sử dụng các loại nguyên liệu như quặng sắt Hà Tĩnh, barit Nghệ An và Tuyên Quang, đá vôi Xuân Mai…; chất kết dính xi măng PC 40 Bút Sơn và xi măng PC40 Chinfon; phụ gia khoáng từ quặng inmenit và ba rit và phụ gia siêu dẻo nghiền cùng xi măng…
Kết quả đo hệ số suy giảm chùm tia bức xạ của các loại bê tông cho thấy: hệ số suy giảm chùm tia gamma khi đi qua vật liệu của bê tông thường M300 đá Xuân Mai là 6,23; bê tông M300 theo phương pháp cản xạ dùng đá Xuân Mai (30% bột thay thế) là 6,80; bê tông cản xạ M300 dùng quặng barit Tuyên Quang (30% bột thay thế) là 14,99. Theo tính toán lý thuyết cản xạ của nguyên liệu thì tấm chắn bê tông chế tạo từ quặng barit Tuyên Quang sẽ giảm được 2/3 (66,67%) chiều dày so với bê tông chế tạo từ đá Xuân Mai (cùng loại xi măng, loại nước). So sánh kết quả này với kết quả khi đo trực tiếp trên các loại bê tông đã chế tạo cho thấy: khi dùng bê tông quặng barit Tuyên Quang làm tấm chắn giảm 47% chiều dày so với bê tông đá Xuân Mai cùng cấp phối. Vì vậy, cần thiết có hệ số dự trữ khi thiết kế chiều dày bảo vệ theo kết quả đo trực tiếp và theo phương pháp thực nghiệm và tính toán.
LV (nguồn: TC Xây dựng, 5/2010)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả