SpStinet - vwpChiTiet

 

Nghiên cứu biến đổi khí hậu và nước biển dâng tác động đến rừng ngập mặn ven bờ biển tỉnh Kiên Giang

Nghiên cứu của nhóm tác giả Thái Thành Lượm (Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Kiên Giang), Thái Bình Hạnh Phúc (Sở Tài nguyên và môi trường Kiên Giang) tiến hành theo dõi diễn biến khí hậu ở vùng ven biển tỉnh Kiên Giang nhằm xây dựng dự báo biến đổi khí hậu và đề xuất các biện pháp ứng phó với diễn biến bất lợi cho con người và ảnh hưởng đến rừng ngập mặn; hiểu được mức độ thiệt hại nhằm xây dựng kế hoạch bảo vệ rừng, bảo vệ vùng sinh thái rừng phòng hộ ven bờ biển tỉnh Kiên Giang.
 

Hình minh họa.

Theo đó, nhiệt độ bình quân giai đoạn từ 1975- 1985 là 30,40C và cao nhất 31,10C, giai đoạn 1985-2010 nhiệt độ bình quân là 330C và cao nhất 370C. Nhiệt độ bình quân chênh lệch sau 24 năm là 2,60C, bình quân hàng năm tăng 0,110C; nhiệt độ bình quân cao nhất sau 24 năm chênh lệch là 5,90C.

Lượng mưa phân bố không đều trong 31 năm, hai giai đoạn 1985-1990 và 1990-1995 là 1.500 mm, có nhiều hạn hán; giai đoạn 1995-2000 lại có mưa nhiều cao hơn 2.000 mm, có năm cao đến 3000 mm. Diễn biến lượng mưa có sự liên hệ khá chặt chẽ với mực nước thủy triều theo mùa trong năm, tháng 5 đến tháng 11 thì mực nước thủy triều đạt mức cao, mùa khô lượng mưa thấp nhất thì mực thủy triều cũng thấp nhất. Mưa nhiều cũng là nguyên nhân tạo nên mực nước biển dâng cao.

Hàng năm mực nước trung bình gia tăng là 0,4 - 0,5 cm (cả nước tăng 20 cm/50 năm, bình quân 0,4 cm/năm). Dự báo biến đổi khí hậu khi nước biển dâng ở đồng bằng Kiên Giang có độ cao từ 0-0,5 m thì 311.373,9 ha (54,59%) diện tích đồng bằng sẽ bị ngập. Tương đương, nước biển dâng ở độ cao 0-1 m thì diện tích bị ngập là 374.800,4 ha (chiếm 65,71%) diện tích. Khi mực nước cao hơn mực thủy chuẩn 0,5 m thì mất đi 50% diện tích, khi mực nước cao 1m thì có 66% diện tích đồng bằng và cao 1,5 m thì có 95% diện tích đồng bằng bị chìm dưới mặt nước biển.

Toàn tuyến đai rừng phòng hộ tỉnh Kiên Giang có 4 đoạn phân cấp ít bị đe dọa với chiều dài 49,12 km; 4 đoạn đang bị đe dọa với chiều dài là 23,81 km; 7 đoạn đang bị đe dọa nhiều với chiều dài 51,69 km và 1 đoạn bị đe dọa nghiêm trọng dài 18 km.
 
LV (nguồn: Hội nghị KH&CN ĐH Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, 12/2012)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả