SpStinet - vwpChiTiet

 

Phân vùng rủi ro các tai biến môi trường khu vực tỉnh Bình Dương

Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả Trần Bảo Trân (Viện Môi trường và Tài nguyên, Đại học Quốc gia TP.HCM), Hà Quang Hải (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM) đã sử dụng một số phương pháp phù hợp để tiến hành nhận diện và dự báo các rủi ro môi trường do tác nhân tự nhiên và nhân sinh gây ra.

Từ việc phân tích các thông tin địa chất, địa mạo động lực, thủy văn, và các yếu tố nhân sinh từ các hoạt động khai thác khoáng sản, công nghiệp, nông nghiệp và phát triển đô thị - khu dân cư,… nhóm tác giả đã tiến hành phân vùng các rủi ro tai biến môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương ở mức độ tỷ lệ 1/50.000 bao gồm 12 vùng cụ thể để làm cơ sở cho quá trình quy hoạch vùng của tỉnh. Ví dụ vùng khai thác khoáng sản đá xây dựng có các rủi ro tai biến môi trường tiềm ẩn như chấn động do nổ mình gây nứt lún đất và nhà cửa của dân cư khu vực xung quanh; ô nhiễm không khí, tiếng ồn, bụi… Vùng khai thác khoáng sản sét gạch ngói, đất san lấp, laterit có thể làm thay đổi bề mặt địa hình khu vực; tích tụ ô nhiễm tại các hồ nước; ô nhiễm trầm tích… Vùng tập trung phát triển các khu công nghiệp có thể gây ô nhiễm rác thải; ô nhiễm không khí; ô nhiễm và suy thoái nước mặt, nước ngầm, đất…

Thông qua kết quả này, với sơ đồ phân vùng rủi ro tai biến môi trường được thành lập sẽ góp phần giúp cho các nhà quản lý và hoạch định chiến lược của tỉnh trong quá trình ra quyết định về việc chọn lựa vùng phát triển cho từng mục tiêu phát triển ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của khu vực.
LV (nguồn: HN ĐH Tài nguyên và Môi trường TP.HCM lần 1)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả