SpStinet - vwpChiTiet

 

Sinh trưởng và sinh sản của lợn Landrace và Yorkshire nuôi tại Công ty IndoVina Thái Bình

Nghiên cứu được thực hiện trên heo cái L và Y (từ tháng 6/2017 đến tháng 6/2018), mỗi giống theo dõi 30 con, về khả năng sinh trưởng, sinh lý phát dục và khả năng sinh sản của heo nái L và Y lứa đầu.

Chăn nuôi heo có vai trò rất quan trọng ở Việt Nam. Thời gian qua, ngành chăn nuôi heo đang có những thay đổi đáng kể cả về số lượng và chất lượng. Các giống heo hiện đã được cải thiện về di truyền, tăng số con sơ sinh sống, nâng cao tỷ lệ và chất lượng thịt nạc. Hầu hết các nước có nền chăn nuôi heo phát triển trên thế giới đều sử dụng các giống Landrace (L) và Yorkshire (Y) làm nguyên liệu cho tổ hợp lai để sản xuất hàng thương phẩm, mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao, giảm chi phí thức ăn, tiết kiệm thời gian nuôi.

Trong các công thức lai tạo heo thương phẩm 3,4 và 5 giống, heo L và T thường được sử dụng làm heo nái nền. Tuy nhiên, các tính trạng về năng suất sinh trưởng, phát dục và sinh sản của heo nái thường là các tính trạng có hệ số di truyền thấp, do vậy năng suất phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện môi trường, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, khí hậu của từng cơ sở nuôi. Nhóm nghiên cứu của TS. Trịnh Hồng Sơn đã nghiên cứu khả năng sinh trưởng, sinh lý phát dục và sinh sản của heo L và Y nuôi tại Công ty Indovina Thái Bình để cung cấp thông tin hữu hiệu, phục vụ thực tiễn sản xuất

Kết quả cho thấy, tăng khối lượng bình quân tương ứng là 789,73 và 764,34g/con/ngày; tuổi động dục lần đầu là 171,23 và 169,33 ngày; tuổi phối giống lần đầu là 231,53 và 229,33 ngày; tuổi đẻ lứa đầu là 338,18 và 338,03 ngày. Số con sơ sinh/ổ, số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa/ổ ở lứa đẻ 1 của heo nái L lần lượt là 11,87; 11,38; 11,08 và của heo Y là 11,62; 11,25; 11,00 con/ổ. Khối lượng sơ sinh và khối lượng cai sữa của heo L là 1,43 và 6,14 kg/con; tương ứng của heo nái Y là 1,45 và 6,24 kg/con.

Đây là nội dung của nghiên cứu được đăng trên tạp chí Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi, số 254, năm 2020 hiện đang được lưu giữ tại kho tư liệu của Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN TP.HCM (CESTI)

Trong tạp chí này còn nhiều nghiên cứu đáng chú khác, như:

  1. Đa dạng Nucleotide trên vùng D-Loop ty thể của một số quần thể trâu bản địa Việt Nam
  2. Tỉ lệ hội chứng tiêu chảy và biện pháp phòng, trị trên thỏ nuôi tại trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang.
  3. Ảnh hưởng của áp dụng thực hành vệ sinh tốt trong giết mổ lợn đến vệ sinh an toàn thực phẩm thịt lợn.
  4. Ảnh hưởng của thời gian chịu hạn lên khả năng sinh trưởng, năng suất và thành phần hóa học của cỏ sả Panicum Maximum được trồng trong nhà lưới.
  5. Khả năng sinh trưởng và năng suất của cỏ Paspalum Atratum và cỏ sả trong điều kiện hạn
  6. Quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trong chuỗi ngành hàng thịt lợn.
  7. 60 năm xây dụng và phát triển nông trường Ba Vì trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì đã lập nên những thành tựu to lớn.
  8. Đặc điểm ngoại hình khả năng sản xuất đàn hạt nhân vịt Hòa Lan thế hệ xuất phát.
  9. Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của giống vịt Mường Khiêng.
  10. Khả năng sản xuất của giống dê Bách Thảo, Saanen và con lai giữa chúng nuôi tại Trà Vinh.

Quý bạn đọc có thể bấm vào tên bài để tham khảo nội dung chi tiết; hoặc tra cứu các cơ sở dữ liệu của CESTI để tìm tài liệu theo yêu cầu của riêng mình, tại địa chỉ: http://cesti.gov.vn/thu-vien/1/tra-cuu-chung.

Lý Thị Tần (CESTI)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả