SpStinet - vwpChiTiet

 

Thu nhận và nuôi cấy tế bào sinh trưởng báo gấm [neofelis nebulosa(griffth, 1821)].

Đề tài do tác giả Hoàng Nghĩa Sơn, Trần Cẩm Tú (Viện Sinh học nhiệt đới) và Lê Văn Ty (Viện Công nghệ sinh học) thực hiện. Báo gấm là động vật có tên trong sách đỏ Việt Nam nên việc bảo vệ nguồn gen cấp độ tế bào ở loài động vật này là cần thiết.

Với vật liệu là mảnh da báo gấm thu nhận tại Thảo Cầm Viên, TP.HCM và dùng các hóa chất gồm: dung dịch PBS(-), cồn 70oC, môi trường DMEM; FBS, trysin, EDTA…nhóm tác giả tiến hành thực nghiệm.
Kết quả cho thấy, khi được nuôi nguyên phát từ mảnh mô, sau 7 ngày nuôi tế bào mọc lan ra và sau 14 ngày tế bào lan hết bề mặt đĩa 4 miếng. Mẫu mô được gắp bỏ ra khỏi môi trường nuôi cấy và có thể tiến hành cấy truyền ra đĩa 4 giếng mới.
Khi nuôi cấy in vitro các tế bào bám trên bề mặt đĩa đa phần có hình thoi thon dài, có nhân to hình cầu. Tiếp tục cấy chuyền khi tế bào mọc lan trên 80% diện tích của đĩa nuôi. Tế bào thu được sau trên 2 lần cấy chuyền là nguyên bào sợi có hình dạng là sao, hình thoi hoặc hình cầu.
Khi thử nghiệm thêm nhiều nồng độ huyết thanh khác để khảo sát nồng độ huyết thanh tối ưu cho sự phát triển tế bào gấm. Nhóm tác giả nhận thấy, tốc độ phát triển và lan tỏa của tế bào gấm trong môi trường có bổ sung 15% FBS nhanh hơn so với chỉ bổ sung 10%.
BH (Theo Tạp chí Sinh học, số 1/08)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả