SpStinet - vwpChiTiet

 

Tận dụng khả năng trữ nước của hồ điều hòa để giảm thiểu ngập lụt trên địa bàn TP.HCM

Đề tài do các tác giả Lê Sâm, Nguyễn Đình Vượng, Trần Minh Tuấn (Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam) thực hiện đề xuất hệ thống hồ điều hòa cho TP.HCM, tận dụng khả năng trữ của hồ nhằm tăng hiệu quả chống ngập, tạo cảnh quan môi trường, điều hòa không khí và tận dụng nguồn nước phục vụ sản xuất và dân sinh.
Nghiên cứu dựa trên cơ sở những luận cứ do tác động của điều kiện tự nhiên và hạ tầng đô thị, có xét đến ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, khả năng tiêu thoát của hệ thống kín và hở (cống ngầm và kênh), từ điều tra khảo sát thực địa và tham khảo ý kiến chuyên gia nhằm tận dụng khả năng trữ nước của ao hồ, kênh rạch hiện hữu, đã phân loại chức năng hồ điều hòa đối với vùng ngập do triều, vùng ngập do mưa và hồ điều hòa được tạo thành từ sông rạch kết hợp cống ngăn triều.
Đề tài đã đề xuất được hình dạng và kết cấu hồ theo các cấp địa hình như hồ chìm áp dụng cho những vùng đất cao, hồ 30% nổi và 70% chìm dáp dụng cho những vùng đất trũng thấp. Từ việc tính toán cân bằng tiêu nước cho các vùng đã phân chia, đã xác định được vị trí xây dựng hồ điều hòa cho 5 vùng với tổng dung tích khả năng trữ của các hồ ước khoảng 39 triệu m3. Trên cơ sở tổng hợp dung tích hồ điều hòa được đề xuất trên các vùng, đã tính toán kịch bản vận hành mực nước trên sông kênh ứng với các trường hợp nhằm xem xét khả năng trữ của hệ thống hồ điều hòa và xác định lượng nước cần tiêu bằng động lực cho một số vùng. Với các khu đô thị mới, trong cơ cấu sử dụng đất cần ban hành quy chế tỷ lệ xây dựng hồ điều hòa vối dung tích tối thiểu 18.000 m3/ha (ngoài diện tích mặt nước kênh rạch tự nhiên hiện có) để phòng trừ quá tải hệ thống thoát nước sau này và hệ số tiêu gia tăng trước và sau khi đô thị hóa cũng như ảnh hưởng biến đổi khí hậu – nước biển dâng. 
LV (nguồn: TC NN&PTNT, 9/2010)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả