SpStinet - vwpChiTiet

 

Một số nội dung và phương pháp thiết kế quy hoạch mạng cảng hàng không sân bay dân dụng

Đề tài do ThS. Phạm Văn Tới thực hiện nhằm cung cấp cho người đọc bức tranh khái quát về quá trình thiết kế, quy hoạch phát triển mạng cảng hàng không (CHK) sân bay và phương pháp quy hoạch tổng thể hệ thống này.

Đất nước ta đang thời kỳ đổi mới, CNH - HĐH, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật hàng không đang được nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng phát triển. Mặc dù vậy, từ khi thực hiện đề án quy hoạch mạng CHK sân bay dân dụng, Việt Nam chưa có phương pháp thiết kế quy hoạch cụ thể.
Trong hoàn cảnh Việt Nam số liệu thống kê chưa đầy đủ, ngành hàng không đang ở giai đoạn phát triển ban đầu… nên việc áp dụng các phương pháp của nước ngoài có thể phát sinh những sai sót nhất định. Để góp phần xây dựng các tiêu chí kỹ thuật phù hợp, tác giả đã trình bày phương pháp thiết kế quy hoạch mạng, các tiêu chí thiết kế quy hoạch mạng.
Các tiêu chí được xây dựng với 3 vấn đề cơ bản: phương pháp và kết quả dự báo vận chuyển hàng không; khoảng cách giữa các sân bay; xác định lưu lượng hành khách cần đạt được để sân bay hoạt động hiệu quả. Cụ thể, về phương pháp và kết quả dự báo vận chuyển hàng không có thể dùng phương pháp toán học ngoại suy tuyến tính, phương pháp tương tự hoặc sử dụng sự phụ thuộc giữa lưu lượng hành khách và các yếu tố kinh tế xã hội. Về khoảng cách giữa sân bay, theo kinh nghiệm của thế giới kết hợp với điều kiện Việt Nam có thể khoảng cách là 300-500km. Về xác định lưu lượng hành khách cần phải đạt được để sân bay hoạt động hiệu quả là 25000 HK/năm.
Với 3 tiêu chí trên có thể giúp các nhà quản lý tính toán được hiệu quả kinh tế của các sân bay riêng biệt và hiệu quả kinh tế của toàn mạng cũng như hiệu quả của vốn đầu tư cho CHK. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của việc xác lập chỉ tiêu này là chưa chứng minh rõ ràng giữa mặt toán học và mặt kinh tế.

BH (Theo tạp chí GTVT, số 1,2/08)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả