SpStinet - vwpChiTiet

 

Đời sống người cao tuổi ở TP. HCM nhìn từ cấp độ hộ gia đình

Tham luận của TS. Phan Văn Dốp và Nguyễn Ngọc Anh (Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ) tại hội thảo "Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại TP.HCM, thực trạng và giải pháp" do Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM tổ chức vào tháng 8/2013.
 
 
Có người bạn đời bên cạnh để chia sẻ giúp người cao tuổi lạc quan hơn.

Nghiên cứu tiến hành khảo sát trên 340 người từ 50 tuổi trở lên trên địa bàn 14 quận, huyện TP.HCM; bao gồm 140 người trong độ tuổi 50-59, 170 người từ 60-79 tuổi, và 66 người 80 tuổi trở lên. Trong tổng số 340 người tham gia khảo sát, chỉ 2,35% (8 người) sống tại TP.HCM dưới 5 năm, còn lại sống ở TP.HCM từ khi sinh ra hoặc từ 20 năm trở lên.

Kết quả cho thấy, TP.HCM có số người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) đứng hàng thứ hai trong cả nước (chỉ sau Hà Nội), và sống chủ yếu trong khu vực nội thành (83,46%). Trong gia đình, hơn 60% người cao tuổi có quyền quyết định với những vấn đề quan trọng và được nghe theo. Điều này thể hiện truyền thống xã hội Việt Nam vốn tôn trọng người có tuổi, cả trong gia đình cũng như ngoài xã hội.

Người cao tuổi tại TP.HCM nhìn chung có tình trạng sức khỏe tương đối tốt so với sức khỏe người cao tuổi cả nước. Do sức khỏe giảm sút theo tuổi tác khiến họ xa dần các hoạt động xã hội nên gia đình vẫn là chỗ dựa đặc biệt vững chắc cho người cao tuổi. Điều kiện sinh sống, giải trí, thông tin... tại đô thị phát triển, đặc biệt là tác động tích cực về mặt phúc lợi, an sinh xã hội và các tổ chức xã hội (Hội người cao tuổi, Hội phụ nữ, sinh hoạt Tổ dân phố) cũng giúp người cao tuổi tại TP.HCM có phần lạc quan, vui vẻ hơn. Cụ thể, trạng thái không thích ăn uống, buồn bã, thất vọng, cảm thấy cô đơn... ở người cao tuổi TP.HCM chiếm tỷ lệ thấp so với cả nước.

Một điều đáng chú ý là trong tổng số người cao tuổi tại TP.HCM, tỷ lệ nữ giới có cảm giác "không tốt", ít lạc quan (14,07%) lại chiếm tỷ lệ cao hơn so với nam giới (2,67%). Điều này có thể lý giải, theo quy luật nhân khẩu học thì nữ giới thọ hơn nam giới, do đó tỷ lệ nữ giới cao tuổi góa bụa cao hơn tỷ lệ này trong nam giới. Việc không có người bạn đời bên cạnh để chia sẻ góp phần làm giảm tinh thần lạc quan của nữ giới ở tuổi già.

Nghiên cứu thực hiện dựa trên số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 (TĐTDS-09) và số liệu Điều tra quốc gia về người cao tuổi của Viện nghiên cứu Y-Xã hội học Hà Nội (ĐTQGNCT-11) tại 12 tỉnh thành trong cả nước năm 2011.
 
TN (nguồn: TC Nghiên cứu Phát triển, số 4/2013)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả