SpStinet - vwpChiTiet

 

Nghiên cứu thực trạng bệnh viêm tai giữa mạn ở trẻ em tuổi mẫu giáo tại Thái Nguyên

Đề tài do tác giả Nguyễn Công Hoàng thực hiện nhằm xác định thực trạng viêm tai giữa mạn (VTGM) ở học sinh mầm non tỉnh Thái Nguyên; xác định một số nguyên nhân gây ra bệnh VTG ở học sinh mầm non tỉnh Thái Nguyên.

Nghiên cứu tiến hành với trẻ em từ 1-5 tuổi, bố mẹ của trẻ em từ 1-5 tuổi và giáo viên phụ trách, tại một số trường mầm non ở các khu vực nông thôn, huyện, thành phố… trong thời gian từ 10/2006-4/2007.
Kết quả, VTG mạn tính dạng thanh dịch chiếm tỷ lệ cao nhất (70,06%). Thể VTG mủ mạn gặp ít hơn chiếm 18,47% và 11,17%. Tỷ lệ mắc VTG nam nhiều hơn nữ và tỷ lệ mắc bệnh tăng cao ở các trường mầm non khu vực nông thôn và huyện, điều này có thể liên quan tới sự hiểu biết và kỹ năng thực hành của các phụ huynh về bệnh VTG ở trẻ. Điều này cho thấy, cần có các chương trình giáo dục sức khỏe về bệnh tai mũi họng cho cộng đồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ như trẻ viêm VA mạn, tình trạng sức khỏe trẻ (OR = 1,49), thời gian mỗi đợt chảy nước mũi (OR = 2,4), tình trạng bú sữa mẹ của (OR = 2,48), yếu tố mùa (OR = 1,38), trong gia đình có người hút thuốc lá (OR = 1,58) và tình trạng hiểu biết, thực hành của phụ huynh với bệnh tai mũi họng của trẻ. Điều này cho thấy tại cộng đồng nghiên cứu cần được trang bị các kiến thức cơ bản để phòn tránh bệnh tai mũi họng cho trẻ em.
LV (nguồn: TC Y học thực hành, số 8/2008)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả