SpStinet - vwpChiTiet

 

Nghiên cứu đặc điểm thông khí phổi, điện tim và siêu âm tim doppler ở bệnh nhân tâm phế mạn do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Đề tài do các tác giả Bùi Mai Hương, Nguyễn Phú Kháng, Đỗ Quyết, Nguyễn Đức Công, Nguyễn Hoàng Anh thực hiện nhằm đánh giá đặc điểm thông khí phổi, điện tim, siêu âm tim doppler ở bệnh nhân tâm phế mạn và mối liên quan giữa các giai đoạn bệnh và thể bệnh của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính với các giai đoạn bệnh của tâm phế mạn.

Nghiên cứu tiến hành với 77 bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đã điều trị hết đợt bùng phát tại khoa lao và bệnh phổi bệnh viện 103 từ 10/2006-7/2007 gồm 2 nhóm, 47 bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn II, III, và IV có biểu hiện của tâm phế mạn (nhóm bệnh) và 30 bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn II, III chưa có biểu hiện tâm phế mạn (nhóm chứng).
Kết quả, qua nghiên cứu đặc điểm chỉ số TKP, điện tim và siêu âm tim cho thấy, rối loạn thông khí phổi ở nhóm bệnh nặng hơn so với nhóm chứng (p<0,05). Nhóm bệnh thể rối loạn thông khí hỗn hợp là 78,7%, cao hơn nhóm chứng (63,3%). Về điện tim, chỉ gặp dầy nhĩ phải, thất nhĩ phải ở tâm phế mạn giai đoạn II và III. Giai đoạn II giãn nhĩ phải là 75%, giãn thất phải là 68,8%, giai đoạn III giãn nhĩ phải và thất phải gặp ở tất cả các bệnh nhân (100%). Có sự tăng áp lực động mạch phổi ở bệnh nhân nhóm bệnh ở giai đoạn khi chưa có biểu hiện suy tim phải trên lâm sàng và biểu hiện bất thường của nhĩ phải, thất phải trên điện tim, siêu âm tim. Giá trị trung bình PAPm ở giai đoạn I là 20,8 ± 4,9, giai đoạn II là 28,3 ± 4,3, giai đoạn 3 là 37,6 ± 2,2, áp lực động mạch phổi tăng dần theo giai đoạn của bệnh. Giảm chức năng tâm trương thất phải chỉ gặp thể giãn bất thường và giả bình thường và tăng dần theo giai đoạn. Thể giãn bất thường giai đoạn I gặp là 100%, giai đoạn II gặp 71,9%, giai đoạn III gặp 20%. Thể giả bình thường không có giai đoạn I, giai đoạn II là 28,1%, giai đoạn III là 80%. Giai đoạn của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính càng nặng thì tỷ lệ biến chứng tâm phế mạn càng nhiều và mức độ suy tim phải càng nặng. Týp BB sớm dẫn đến tâm phế mạn hơn týp PP và mức độ suy tim cũng phải thường nặng hơn.
 
LV (nguồn: TC Y học thực hành, số 4/2008)
 
 

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả