SpStinet - vwpChiTiet

 

Vị trí của Biển Đông Việt Nam trong con đường thương mại trên biển qua những thành tựu khảo cổ học hàng hải

Nghiên cứu do tác giả Hà Thị Sương (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM) thực hiện. Trong quan hệ giao lưu thế giới, bắt đầu từ thời cổ đại, con đường thương mại trên biển đã hình thành và trường nhật ngữ phát triển. Con đường thương mại này đã nối từ Đông Á với Nam Á đến Tây Á, nối liền 3 đại dương: Thái Bình Dương với Đại Tây Dương và Ấn Độ dương góp phần hình thành và phát triển hệ thống thương mại thế giới.
 

Hình minh họa.

Việt Nam vốn có bờ biển dài hơn 3000km, lại nằm trên “con đường buôn bán tơ lụa”. Đây được coi là cửa ngõ Đông Nam Á, chiếm giữ vai trò quan trọng trong hệ thống giao lưu quốc tế. Đồng thời, so với các nước các nước trong khu vực, thì Việt Nam có truyền thống sản xuất gốm sứ lâu đời và phát triển nhất ở Đông Nam Á. Nước ta là đất nước có nhiều lâm, hải sản, hương liệu quý giá, có truyền thống lâu đời trong việc sản xuất tơ lụa. Những nguồn hàng này là những mặt hàng quan trọng trên con đường thương nước ngoài ở các cảng thị cổ. Không chỉ là địa chỉ giao thương, các vương triều Đại Việt tham gia, sử dụng tuyến hải trình trên để xuất khẩu hàng hóa.

Nhiều tàu buôn bị đắm chở đồ gốm Việt Nam xuất khẩu thời kỳ này cũng đã được phát hiện và khai quật như tàu đắm Cù Lao Chàm (Hội An), tàu đắm ở vùng biển Cà Mau, Pandanan (Philippines), Rang Kwian, Ko Si Chang (Thái Lan)… Với phát hiện, khai quật và nghiên cứu các con tàu đắm ở trên vùng biển Việt Nam, có thể giúp ta chứng minh được trong lịch sử, Việt Nam tham gia một cách tích cực vào con đường tơ lụa trên biển, trong đó mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất của chúng ta là đồ gốm.

Tuy cho đến nay, những con tàu đắm đã phát lộ trên biển nước ta kể cả tàu đắm cổ Cù Lao Chàm đều là những tàu đắm nước ngoài, tàu Trung Quốc, Thái Lan và có cả Hà Lan nữa (chưa thấy dấu hiện nào tàu Việt Nam xuất dương buôn bán), nhưng thông qua những thành tựu khảo cổ học dưới nước có thấy sự tham gia của các đô thị, thương cảng Việt Nam thời đó trong công việc của một trạm giao dịch dịch vụ thương mại quy mô lớn, và sự hoạt động của các thương gia Việt Nam ở các cảng và cả các tàu thương mại. Sự tham gia của hàng hóa Việt Nam trên con đường thương mại chung của thế giới là điều không thể phủ nhận.
 
LV (nguồn: Kỷ yếu Hội nghị KH Trẻ ĐHQG-HCM 10/2012)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả