SpStinet - vwpChiTiet

 

Phân tích chi phí – lợi ích khai thác điện gió khu vực Bạc Liêu

Theo kết quả khảo sát của Chương trình đánh giá về năng lượng cho Châu Á, Việt Nam có tiềm năng gió lớn nhất với tổng tiềm năng điện gió ước đạt 513.360MW, lớn gấp 200 lần công suất của nhà máy thủy điện Sơn La và hơn 10 lần tổng công suất dự báo của ngành điện cả nước năm 2020. Dự án điện gió Bạc Liêu là dự án đầu tiên trong việc áp dụng công nghệ nước ngoài khai thác điện gió tại Việt Nam đang được hoàn thiện ở giai đoạn 2 với việc xây dựng 62 turbine gió, phục vụ nhu cầu điện cho khu vực Bạc Liêu và quốc gia.



Trên cơ sở những nghiên cứu tổng hợp về năng lượng gió, sản lượng điện khu vực, các luật và nghị định về buôn bán khí thải, TS. Trần Thanh Lâm (Học viện Hành chính Quốc gia) và CN. Nguyễn Linh Chi (Khoa Môi trường – Đại học KHTN, Đại học Quốc gia Hà Nội) đã  tiến hành “Phân tích chi phí – lợi ích khai thác điện gió khu vực Bạc Liêu”.
 
Kết quả nghiên cứu phân tích cho thấy: Dự án điện gió Bạc Liêu đóng góp hiệu quả kinh tế và môi trường cho khu vực, với các chỉ số kinh tế dự án trong giai đoạn 20 năm là NPV (hiện tại ròng) khoảng 1.384 tỷ đồng (r = 10%) và khoảng 456,8 tỷ đồng (r = 12%), tỷ suất lợi ích chi phí BCR = 1,263 (r =10%), tỷ số hoàn vốn nội tại IRR = 12,985 (lớn hơn r). Lượng khí thải CO2 giảm thiểu hàng năm là 181,44 triệu kg.
 
Dự án điện gió Bạc Liêu là dự án khả thi, mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho khu vực cũng như quốc gia, thúc đẩy sự phát triển năng lượng gió trong tương lai, đồng thời thu hút khuyến khích các nhà đầu tư hoạt động khai thác nguồn năng lượng sạch này.
Nguồn:  Tạp chí Môi Trường, số 11/2015
 

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả