SpStinet - vwpChiTiet

 

Khử nitơ amôn trong nước ngầm bằng công nghệ sinh học ứng dụng giá thể vi sinh dạng sợi polyeste

Đề tài do TS. Lều Thọ Bách (Viện Khoa học và Kỹ thuật môi trường – Trường ĐH Xây dựng) thực hiện nghiên cứu khả năng ứng dụng của vật liệu mới là sợi polyeste ép thành tấm, sản xuất trong nước, giá thành thấp để thay thế vật liệu acrylic nhập ngoại; nghiên cứu vận hành các mô hình theo sơ đồ công nghệ tuần hoàn nhằm khắc phục vấn đề tái ô nhiễm cacbon dư trong nước sau xử lý.
Theo đó, vật liệu sợi polyeste ép thành tấm có đặc tính: khả năng lưu giữ vi sinh vật tốt, nhẹ, thấm nước, bền trong môi trường nước, có thể gia công tại Việt Nam và dễ dàng cắt, ghép theo nhiều khuôn mẫu phù hợp với điều kiện thực tế của từng công trình. Sử dụng vật liệu polyeste sợi ép không yêu cầu các công tác vận hành phức tạp như thông tắc rửa lọc. Khi nồng độ bùn trong bể vượt quá mức cần thiết có thể rút các tấm giá thể ra khỏi công trình để rửa sạch và sử dụng lại. Sơ đồ công nghệ khử nitrat - ni - trat hóa với dòng tuần hoàn có ưu điểm là quản lý được lượng cacbon hữu cơ dư từ quá trình khử nitrat, không gây tái ô nhiễm nước sau xử lý và đảm bảo khử được nitơ amôn trong nước ngầm đạt tiêu chuẩn (<1,5 mg/L) do Bộ Y tế ban hành. DO là chỉ tiêu vận hành quan trọng trong quá trình nitrat hóa và khử nitrat. Cần duy trì nồng độ DO trong bể nitrat hóa ở mức 3-3,5 mg/l và trong bể khử nitrat ở mức 0,6-1 mg/l. Với công nghệ kết nối 2 quá trình khử nitrat - nitrat hóa bằng dòng tuần hoàn thì cần thiết kế 1 bể hoặc ngăn trung gian nhằm quản lý và duy trì DO trong bể khử nitrat ở mức thấp.
LV (nguồn: TC Xây dựng, 6/2009)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả