SpStinet - vwpChiTiet

 

Thiết bị chẩn đoán y khoa bằng kỹ thuật quang học

Nhóm tác giả Phạm Thị Hải Miền, Trần Văn Hiếu, Trần Công Toại (Đại học Bách khoa TP.HCM) và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu chế tạo một số thiết bị chẩn đoán y khoa bằng kỹ thuật quang học, nhằm tạo ra thiết bị không xâm lấn cơ thể, không gây đau, cho kết quả nhanh, an toàn và giá thành thấp.

Hiện nay công nghệ diode phát quang (LED) đã có những bước phát triển vượt bậc về công năng, hiệu suất, giá thành và được ứng dụng phong phú trong mọi lĩnh vực đời sống. Vì vậy, các nhà nghiên cứu đã sử dụng công nghệ LED để nghiên cứu chế tạo các thiết bị chẩn đoán không xâm lấn, hỗ trợ chẩn đoán các bệnh lý về da, khoang miệng và tĩnh mạch.

Đề tài sử dụng phương pháp mô phỏng Monte Carlo để khảo sát phổ phản xạ hấp thụ, phổ huỳnh quang và tác dụng sinh học của LED với bước sóng từ vùng cực tím đến vùng hồng ngoại lên các loại mô sinh học khác nhau nhằm tìm ra bước sóng thích hợp để chế tạo thiết bị chẩn đoán.

Từ kết quả khảo sát thực tế, các nhà nghiên cứu đã chế tạo được 3 loại thiết bị chẩn đoán là: thiết bị xác định tĩnh mạch bằng kỹ thuật quang học phối hợp hai bước sóng 2 LED cam (590nm) và 3 LED đỏ (630nm), cho kết quả hiện thị sắc nét, độ tương phản cao, giá thành thấp (khoảng 1 triệu đồng); thiết bị chẩn đoán bệnh lý về da bằng kỹ thuật quang học đa bước sóng với nguồn sáng 420, 530, 590, 635nm (giá khoảng 2 triệu đồng); thiết bị chẩn đoán bệnh lý về khoang họng bằng kỹ thuật quang học đa bước sóng, với nguồn sáng 380, 420, 530, 630nm (giá khoảng 1-2 triệu đồng).

Qua thử nghiệm ở các cơ sở y tế, các thiết bị nhận đều được đánh giá tích cực nhờ dễ sử dụng, nhỏ gọn linh hoạt, giá thành thấp, đáp ứng tiêu chuẩn an toàn theo quy định và có khả năng ứng dụng cao tại các cơ sở y tế đại trà.

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả