SpStinet - vwpChiTiet

 

Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng và quang chu kỳ đến sinh trưởng in vitro của một số giống khoai tây có quang chu kỳ khác nhau

Nhóm tác giả Phạm Xuân Tùng, Nguyễn Thị Ánh Dung và Phạm Phong Hải, Khoa Công nghệ sinh học, Đại học Yersin Đà Lạt nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng giberelin (GA3) và axit naptalin axetic (NAA) trong môi trường nuôi cấy và quang chu kỳ (QCK) lên sinh trưởng của cây khoai tây (Solanum tuberosum L.) được khảo sát với hai nhóm giống có kiểu hình thích ứng quang chu kỳ là ngày dài ôn đới và ngày ngắn nhiệt đới núi cao; đề xuất môi trường dinh dưỡng và nuôi cấy in vitro phục vụ nhân giống ứng dụng kỹ thuật cao.

Nguồn giống sạch bệnh in vitro của hai nhóm giống là nhóm giống có nền di truyền tuberosum với kiểu hình thích ứng với ngày dài ôn đới và nhóm giống có nền di truyền andigena với kiểu hình thích ứng với ngày ngắn nhiệt đới núi cao được khảo sát tại phòng thí nghiệm nuôi cấy mô thực vật, Khoa Công nghệ Sinh học, Đại học Yersin Đà Lạt với nhiệt độ trung bình 25±2°C. Môi trường nuôi cấy cơ bản Murashighe & Skoog (1962) có bổ sung sucroza 30gr/l, aga 8gr/l với chất điều hòa sinhtrưởng được bổ sung theo yêu cầu của các nghiệm thức cần khảo sát và chuẩn độ Ph 5,7±0,1.

Kết quả cho thấy các giống ngày dài có phản ứng dương tính với sự gia tăng GA3 đến 0,3 mg/l trong môi trường nuôi cấy và QCK đến 16 giờ và bị ức chế sinh trưởng khi gia tăng NAA lên quá 0,1 mg/l. Các giống ngày ngắn có xu hướng tăng sinh khối, nhưng không tăng chiều cao, với sự kéo dài quang chu kỳ đến 16 giờ và gia tăng GA3 trong môi trường nuôi cấy, trong khi cần nhiều NAA hơn để tăng trưởng. Tuy vậy, NAA ở hàm lượng 0,3 mg/l ức chế sinh trưởng cây ở cả hai nhóm giống.
Nguồn: Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, số 3+4/2014

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả