SpStinet - vwpChiTiet

 

Ứng dụng GIS, viễn thám phân tích sự phân bố, biến động của nhiệt độ và các loại bề mặt tại TP.HCM

Đề tài do các tác giả Lưu Đình Hiệp, Nguyễn Thị Như Khanh (Khoa Môi trường, Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM) thực hiện. Dựa trên ảnh viễn thám, dữ liệu nền TP.HCM, nghiên cứu đã tạo ra bản đồ, đồ thị, biểu đồ và bảng biểu thể hiện phân bố theo không gian, thay đổi theo thời gian của nhiệt độ và các loại hình sử dụng đất (các loại bề mặt) trong năm 1995, 2002 và 2010.
 

Hình minh họa.

Kết quả cho thấy, diện tích đô thị hóa TP.HCM tăng rõ rệt. Diện tích đất trống giảm tương ứng. Bề mặt đô thị hóa tỉ lệ nghịch với đất trống. Diện tích mảng xanh toàn thành phố giảm trong 1995-2002. Trong 2002-2010, mảng xanh gần như không đổi. Tuy nhiên, đối với các quận nội thành thì diện tích mảng xanh giảm rõ rệt.

Nhiệt độ TP.HCM có xu hướng tăng từ 1995 đến 2010 và tăng mạnh trong giai đoạn 2002-2010. Qua phân tích không gian cho thấy diện tích mảng xanh toàn thành phố cao. Tuy nhiên, nhiệt độ vẫn gia tăng. Nguyên nhân là do các mảng xanh này chỉ tập trung ở các quận huyện ngoại thành, ven đô. Còn các quận nội thành trung tâm thì gần như không có hay có ít mảng xanh. Bên cạnh đó, diện tích mảng xanh nhiều nhưng diện tích đô thị hóa cũng ngày càng mở rộng.

Diện tích đô thị hóa tỉ lệ thuận với nhiệt độ. Diện tích đô thị hóa càng nhiều thì nhiệt độ càng cao. TP.HCM đang đối mặt với hiện tượng hòn đảo nhiệt đô thị; nghĩa là gia tăng nhiệt độ nội thành do giảm các bề mặt hạ nhiệt như thực vật, thủy hệ và gia tăng bề mặt “bắt giữ bức xạ” hay bề mặt đô thị hóa (bê tông, nhựa đường, gạch, ngói...).
 
LV (nguồn: Kỷ yếu Hội nghị KH Trẻ ĐHQG-HCM, 10/2012)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả