SpStinet - vwpChiTiet

 

Nghiên cứu lựa chọn chỉ số chất lượng nước để đánh giá chất lượng nước sông Vàm Cỏ

Đề tài do các tác giả Phạm Thanh Toàn, Tôn Thất Lãng (Trường Cao đẳng Tài nguyên môi trường TP.HCM) thực hiện áp dụng hai chỉ số tính toán WQI NSF của Hoa Kỳ và Bhargava (Ấn Độ) có cải tiến, thay đổi một số thống kê để phù hợp với khu vực nghiên cứu nhằm đánh giá chất lượng nước sông Vàm Cỏ.
Sông Vàm Cỏ đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của tỉnh Long An và một phần tỉnh Tây Ninh. Sông Vàm Cỏ đóng vai học tiếng nhật trò chuyển lũ từ Đồng Tháp Mười sang; ngoài ra còn là nơi tiếp nhận nước thải từ các nhà máy, khu công nghiệp, đô thị trong địa bàn Long An, Tây Ninh và TP.HCM.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ số NSF-WQI dạng tích với 9 thông số: pH, DO, độ mặn, TSS, COD, BOD5, NO3-, PO43-, tổng coliform là khá phù hợp với thực tế. Chỉ số NSF-WQI cho kết quả khá nhạy cảm và phản ánh khá chính xác sự thay đổi chất lượng nước. Nhìn chung, chất lượng nước khá tốt – loại B ở thượng nguồn (W1, W3) và giảm đi – loại D ở hạ nguồn (W4, W5) do ảnh hưởng bởi mật độ dân cư và nhà máy ở khu vực này khá cao. Vị trí W2 (nhà máy đường Hiệp Hòa) chất lượng nước xuống thấp tại thời điểm nhà máy xả thải. Theo thời gian, hầu hết kết quả tính toán cho thấy thời điểm đỉnh triều chất lượng nước đều tốt hơn so với chân triều. Mùa khô và đầu mùa mưa chất lượng nước chủ yếu đạt loại D (xấu, ô nhiễm nhẹ) đến loại C (trung bình).
LV (nguồn: TC Khí tượng thủy văn, 6/2011)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả