SpStinet - vwpChiTiet

 

Đặc điểm sinh trưởng của hệ sợi và sự hình thành rễ nấm của một số loài nấm ngoại cộng sinh với bạch đàn trong nuôi cấy thuần khiết

Đề tài do PGS.TS Phạm Quang Thu (Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam) và tác giả Đặng Như Quỳnh (Trường ĐH Lâm nghiệp) thực hiện nghiên cứu sinh trưởng hệ sợi của một số loài nấm cộng sinh với bạch đàn trong nuôi cấy thuần khiết; nghiên cứu đặc điểm hình thành rễ nấm cộng sinh với cây chủ bạch đàn trong nuôi cấy invitro.
Bạch đàn là loài cây có nhiều nấm ngoại cộng sinh (khoảng hơn 400 loài có thể cộng sinh được với bạch đàn). Đây là những lợi thế đối với loài cây này vì chúng được trồng khá phổ biến trên những lập địa thoái hóa, nghèo dinh dưỡng. Tuy nhiên không phải lúc nào đất trồng rừng cũng có sẵn nấm ngoại cộng sinh thích hợp với bạch đàn, do vậy việc nghiên cứu và sản xuất chế phẩm cho cây con bạch đàn ở vườn ươm nhằm mang lại hiệu quả cộng sinh cao cho bạch đàn là việc cần thiết. Để chủ động được việc này, cần có những nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng của hệ sợi nấm trên môi trường nhân tạo và sự hình thành rễ nấm với cây chủ.

Theo đó, mỗi loài nấm phân lập được đều có những đặc điểm sợi nấm sinh trưởng khác nhau, cả về màu sắc hình thái sợi nấm, độ dầy hệ sợi, đặc biệt là về tốc độ sinh trưởng. Có 4 loài sinh trưởng nhanh, 8 loài sinh trưởng trung bình và sinh trưởng chậm có 3 loài. Loài có sinh trưởng hệ sợi nhanh nhất là Macrolepiota rhacodes; loài mọc chậm nhất là Tricholoma ustale; hầu hết các sợi nấm phân lập được đều mọc ở mức độ trung bình. Về độ dày hệ sợi thì loài có hệ sợi dày nhất là Rhodophyllus abortivus; loài có hệ sợi mỏng nhất là Tylopillus chromupes. Ngoài ra còn có một số loài có đơn vị độ dày hệ sợi bằng nhau như Tricholoma ustale và Suillus collinitus ở đơn vị độ dày 1,2. Ở đơn vị độ dày 1,3 có nhiều loài nhất là 4 loài Agaricus nivensis; Agaricus semotus; Russula rosea; Tricholoma sp.; ở đơn vị độ dày 1,7 có 3 loài Macrolepiota procera, Macrolepiota rhacodes, Lepista sordida. Có 8 loài nấm ngoại cộng sinh hình thành rễ nấm với bạch đàn trong tổng số 15 loài thử nghiệm, thời gian hình thành rễ nấm của các loài nấm ngoại cộng sinh với bạch đàn là khác nhau: một số loài hình thành rễ nấm rất nhanh như Macrolepiota procera, Macrolepiota rhacodes, Laccaria laccata, Leppista sordida, Pissolithus tinctorius. Một số loài hình thành rễ nấm chậm như Agaricus nevensis, Scleroderma cepa, Suillus collinitus.
 
LV (nguồn: TC NN&PTNT, 9/2009) 

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả