SpStinet - vwpChiTiet

 

Nghiên cứu sinh kế của hộ nông dân sau thu hồi đất nông nghiệp tại thôn Thọ Đa, xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội

Đề tài do các tác giả Đỗ Thị Nâng (ĐH Nông nghiệp Hà Nội), Nguyễn Văn Ga (Viện Thổ nhưỡng nông hóa) thực hiện nhằm tìm hiểu quá trình thích ứng của các hộ nông dân sau thu hồi đất và đề xuất giải pháp cải thiện sinh kế của hộ.

Nghiên cứu thực hiện tại thôn Thọ Đa, xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội với 31 hộ gia đình sau khi bị thu hồi đất.
Kết quả cho thấy, khi nông dân bị thu hồi đất, họ không chỉ mất đi tài sản sinh kế quan trọng nhất, mất đi nguồn lương thực, thu nhập, địa vị, cơ hội, họ còn phải chịu đựng các xáo trộn trong đời sống xã hội nông thôn. Tiếp đó là sự đối mặt với việc tìm kế mưu sinh mới với những khó khăn và đầy rủi ro. Các hộ gia đình nhận được tiền đền bù, chủ yếu dành cho xây nhà, mua xe máy. Đối với một số hộ neo đơn, tiền đền bù là điểm tựa quan trọng cho các chi tiêu học hành của con cháu họ. Sau thu hồi đất, nguồn thu nhập bấp bênh từ làm thuê lại trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều hộ, nhất là các hộ ở độ tuổi 25-45. Họ gặp khó khăn khi muốn xin việc ở khu công nghiệp vì không có bằng cấp III (đây cũng là lý do giải thích vì sao các hộ đều cố gắng đầu tư cho con ăn học, đặc biệt từ năm 2000). Chuyển sang chăn nuôi gà công nghiệp trên đất thổ cư và dựa vào nguồn thức ăn mua chịu từ các đại lý là lựa chọn của nhiều hộ, tuy nhiên họ gặp rủi ro cao do dịch cúm gia cầm. Từ đó, đề tài đưa ra kiến nghị: khi thu hồi đất, nhà nước cần đánh giá đầy đủ các mất mát của hộ và cộng đồng, chứ không chỉ mất đất; đẩy mạnh hướng nghiệp và đào tạo lực lượng lao động nông thôn; cần có chính sách điều chỉnh đất đai, đảm bảo diện tích đất tối thiểu để sản xuất đủ lương thực cho tiêu dùng của hộ; tổ chức tư vấn hộ sử dụng tiền đền bù; đầu tư công tác khuyến nông nhằm giúp các hộ và lao động nông nghiệp chuyển đổi trong sản xuất nông nghiệp.

LV (nguồn: TC NN&PTNT, 5/2008)

 

 

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả