SpStinet - vwpChiTiet

 

Khả năng nâng cao nồng độ rutin của hệ phân tán nano

Rutin là hợp chất glycoside bao gồm quercetin thuộc nhóm flavonone và phần đường rutinose. Rutin có tác dụng tăng độ bền của thành mao mạch, loại trừ các gốc tự do giúp ngừa ung thư, biến đổi gene và tăng khả năng miễn dịch nên có vai trò rất hiệu quả trong kháng viêm, bảo vệ thận và suyễn.
 

Hình minh họa.

Nhược điểm lớn của rutin chính là độ tan trong nước thấp, nên hạn chế khả năng hấp thu vào cơ thể khi sử dụng trong mỹ phẩm, dược phẩm. Với công nghệ nano hiện nay, các kỹ thuật đang được nghiên cứu và phát triển để có thể giảm kích thước các phân tử nguyên vật liệu.

Nhóm nghiên cứu tại Đại học Bách Khoa TP.HCM gồm Lê Thị Hồng Nhan, Bùi Trung Đình, Phan Đức Hải, Phan Nguyễn Quỳnh Anh, Phan Thị Mỹ Trang tập trung nghiên cứu khả năng nâng cao nồng độ rutin của hệ phân tán nano.

Trước đây nhóm đã tiến hành các nghiên cứu ban đầu nhưng nồng độ rutin trong hệ khá nhỏ (<0.1%). Với đề tài này, nhóm tác giả đã nâng cao được nồng độ rutin trong hệ phân tán lên trên 1% mà vẫn đảm bảo các tiêu chí kích thước và độ bền của hệ.

Ethanol được dùng như dung môi và đồng hoạt động bề mặt để hòa tan rutin. Sau quá trình đồng hóa, ethanol được loại bằng cách bay hơi tự do ở nhiệt độ 700C và nồng độ rutin trong hệ đạt 1.2-1.3%. Với sự có mặt của sodium stealoyl lactylate (SSL), một chất hoạt động bề mặt, kích thước và độ bền của huyền phù tốt hơn hẳn khi dùng Tween 20 và Tween 80. Kích thước của hạt rutin bị ảnh hưởng bởi thiết bị như đồng hóa tốc độ cao SY (5.9 μm), đồng hóa gia dụng Phillips (3.2 μm) và đồng hóa áp suất cao APV (830 nm). Hệ phân tán trong đề tài này trong môi trường nước, có thể sử dụng trực tiếp trong sản phẩm hay là trung gian trước khi chuyển sang dạng sản phẩm bột trong các giai đoạn sau.
 
LV (nguồn: Hội thảo nghiên cứu & phát triển các sản phẩm tự nhiên, 11/2012)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả