SpStinet - vwpChiTiet

 

Kết quả nghiên cứu sinh khối keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis) trồng thuần loài tại Hòa Bình và Phú Thọ

Đề tài do ThS. Nguyễn Viết Khoa (Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quốc gia) thực hiện xác định sinh khối cây cá thể và lâm phần keo lai theo cấp đất và tuổi, xây dựng mối quan hệ giữa tổng sinh khối lâm phần với các nhân tố điều tra chủ yếu.
Nghiên cứu thực hiện tại tỉnh Hòa Bình và Phú Thọ. Kết quả cho thấy, sinh khối cây cá thể keo lai có sự biến đổi rất lớn theo các cấp đất và các giai đoạn tuổi khác nhau. Cấu trúc sinh khối khô cây cá thể keo lai chủ yếu tập trung vào sinh khối thân 46,4%, rễ 18,6%, lá 13,1% và thấp nhất là vỏ 5,6%. Cấu trúc sinh khối cây bụi thảm tươi dưới tán rừng trồng keo lai tập trung nhiều nhất ở tầng thảm tươi (cỏ) chiếm trung bình 42,04%, tiếp theo là rễ cây bụi, chiếm trung bình 29,68%, thân + cành cây bụi chiếm trung bình 19,37% và thấp nhất là ở lá cây bụi chỉ chiếm trung bình 8,91%. Sinh khối lâm phần keo lai cũng có sự biến động rất lớn theo cấp đất và các tuổi khác nhau. Trong đó, trong cùng một cấp đất sinh khối lâm phần keo lai tăng dần theo tuổi, trong cùng một tuổi sinh khối lâm phần giảm theo cấp đất. Ở mọi cấp đất sinh khối khô lâm phần keo lai tập trung chủ yếu ở tầng cây gỗ, sinh khối khô tầng cây gỗ giảm dần theo cấp đất tiếp theo là vật rơi rụng và cuối cùng là cây bụi thảm tươi, hai loại sinh khối này có xu hướng tăng theo cấp đất. Mối quan hệ giữa tổng sinh khối lâm phần với các nhân tố điều tra D1,3, Hvn, N, A có liên hệ chặt chẽ với nhau. Nghiên cứu đã sử dụng hàm Power, Compound để mô phỏng các mối quan hệ này, các phương trình tương quan lập được đều có hệ số tương quan cao, sai tiêu chuẩn thấp, đơn giản và dễ áp dụng, có thể sử dụng các phương trình này để tính toán nhanh, dự báo sinh khối keo lai dựa vào các nhân tố điều tra lâm phần như D1,3, Hvn, A…
LV (nguồn: TC NN&PTNT, 9/2010)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả