SpStinet - vwpChiTiet

 

Nhận xét kết quả điều trị chậm liền xương và khớp giả nhiễm khuẩn thân xương cánh tay bằng phương pháp cố định ngoài

Đề tài do các tác giả Phạm Đăng Ninh (Bộ môn-Khoa Chấn thương chỉnh hình, Học viện Quân y) thực hiện nhằm tìm hiểu một số nguyên nhân dẫn đến biến chứng chậm liền xương khớp giả nhiễm khuẩn trong điều trị gãy thân xương cánh tay; đánh giá kết quả của phương pháp trên các mặt ổn định ổ viêm xương, liền xương, phục hồi chức năng và rút ra một số nhận xét về chỉ định của phương pháp.
Nghiên cứu tiến hành với 24 bệnh nhân (16 nam và 8 nữ) tuổi từ 18-72 (trung bình 31,4) được chẩn đoán là chậm liền xương hoặc khớp giả nhiễm khuẩn xương cánh tay đã được điều trị bằng phương pháp cố định ngoài tại Khoa Chấn thương chỉnh hình từ tháng 1/1999-10/2007.
Kết quả cho thấy, chậm liền xương và khớp giả nhiễm khuẩn là một biến chứng có thể gặp trong điều trị gãy thân xương cánh tay. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến biến chứng này, song thường gặp vẫn là những thiếu sót trong điều trị: gãy hở đến muộn, gãy hở độ III A vẫn kết xương bên trong, gãy kín kết xương bên trong biến chứng nhiễm khuẩn. Phương pháp kết xương bằng khung cố định ngoài một bên là một phương pháp điều trị chủ động tích cực, giải quyết triệt để tình trạng viêm rò, làm liền xương và phục hồi chức năng chi thể. Kết quả hết viêm rò, liền xương, phục hồi chức năng tốt 75,0%, khá 25,0%, không có kết quả kém. Biến chứng nhiễm khuẩn chân đinh là 41,05%.
LV (nguồn: TC Y học thực hành, 7/2008)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả