SpStinet - vwpChiTiet

 

Tài nguyên lưỡng cư và bò sát ở vùng đồng bằng và ven biển tỉnh Quảng Ngãi

Đề tài do tác giả Lê Thị Thanh (Trường ĐH Đồng Tháp) thực hiện nhằm xác định thành phần loài lưỡng cư và bò sát ở vùng đồng bằng và ven biển tỉnh Quảng Ngãi phục vụ công tác quản lý và bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học ở địa phương.
Tác giả đã tiến hành 5 đợt khảo sát thực địa kết hợp với thu mẫu vật từ tháng 6/2012-6/2013 ở vùng đồng bằng và ven biển tỉnh Quảng Ngãi. Kết quả xác định vùng này có 15 loài lưỡng cư và 35 loài bò sát thuộc 42 giống trong 19 họ của 4 bộ. Bộ có vảy chiếm ưu thế về họ, giống và loài, trong đó, họ rắn nước có số lượng giống và loài nhiều nhất.

Theo danh sách đã ghi nhận có 18 loài quý hiếm (chiếm 26% tổng số loài), gồm 5 loài trong NĐ32 (10%), 7 loài trong Sách đỏ Việt Nam (14%), 6 loài trong Sách đỏ IUCN năm 2013 (12%); 19 loài thường gặp (38%); 26 loài ít gặp (52%) và 5 loài hiếm gặp (10%). Ngoài ra, có 3 loài mới chỉ được ghi nhận ở Việt Nam (6%) gồm: nhông cát sọc, nhông cát gut-ta, thạch sùng ngón giả bốn vạch. Các loài cần ưu tiên bảo tồn là rắn hổ mang chúa, rắn cạp nong, rắn cạp nia nam, rắn sọc dưa, kỳ đà hoa, rùa sa nhân, rùa cổ sọc, tắc kè.

Các loài lưỡng cư và bò sát được người dân địa phương khai thác, sử dụng theo các nhóm giá trị: làm thực phẩm hàng ngày (40,12%); thương mại đặc sản (30,60%); dược liệu (15,88%); không sử dụng (13,40%).
LV (TC NN&PTNT, kỳ 1, tháng 6/2014)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả