SpStinet - vwpChiTiet

 

Xâm nhập mặn hạ lưu sông Đồng Nai và giải pháp

Áp dụng mô hình MIKE 11, nghiên cứu mô phỏng diễn biến thủy văn, thủy lực và xâm nhập mặn hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai (HTSĐN), đồng thời đề xuất lưu lượng xả cần thiết từ hồ Dầu Tiếng xuống hạ lưu sông Sài Gòn. Đề tài do nhóm tác giả đến từ ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Bách Khoa, Viện Môi trường và Tài Nguyên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM; Viện Nước và Công nghệ Môi trường TP.HCM và Công ty TNHH MTV Nước và Môi trường Bình Minh thực hiện.

MIKE 11 là phần mềm kỹ thuật chuyên dụng do viện Thủy lực Đan Mạch (DHI) phát triển. Các tài liệu tính toán dùng cho mô hình được cập nhật từ đề tài KC08 18/06-10 năm 2010 của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam; số liệu mưa ngày thực đo tại một số trạm thủy văn; số liệu từ một số công trình thủy lợi có chức năng quản lý ảnh hưởng xâm nhập mặn; số liệu mưa và mực nước biển dâng lấy theo kịch bản phát thải trung bình. Trên cơ sở bộ dữ liệu, kết hợp với phương pháp thống kê, bản đồ và công nghệ GIS, nghiên cứu đã thiết lập mô hình dự báo diễn biến xâm nhập mặn hạ lưu HTSĐN dưới tác động của biến đổi khí hậu đến năm 2050.

Kết quả dự báo cho thấy, tác động của biến đổi khí hậu chủ yếu làm mực nước dềnh lên cao, mặn xâm nhập sâu vào trong theo các ngưỡng chưa đến 2 km. Qua phân tích, phương án kiểm soát mặn khả thi trong tương lai là điều tiết xả đẩy mặn từ công trình Dầu Tiếng. Từ đó, nghiên cứu cũng đề xuất các mức xả cần thiết tương ứng với từng kịch bản biến đổi khí hậu.

Hạ lưu HTSĐN là vùng rất nhạy cảm với vấn đề xâm nhập mặn trong mùa kiệt (tháng 3 và 4) do đặc điểm địa hình, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất và dân sinh. Kết quả nghiên cứu giúp hỗ trợ kiểm soát tình hình xâm nhập mặn nhằm khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên nước cho mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội.

TN (nguồn: Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, số 5/2014).

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả