SpStinet - vwpChiTiet

 

Xây dựng công thức gel nhũ tương chứa dầu dừa ứng dụng trong mỹ phẩm

Nhóm tác giả Phạm Đình Duy và Đoàn Duy Quốc (Khoa Dược, Trường Đại học Y dược TP.Hồ Chí Minh) đã nghiên cứu xây dựng công thức gel có cấu trúc nhũ tương (gel nhũ tương) chứa dầu dừa (coconut oil) để sản xuất mỹ phẩm.

Dừa (Cocos nucifera) là loài cây họ Cau, thân hình trụ, có thể cao tới 20m. Cây dừa mọc và phát triển nhiều ở vùng nông thôn, xung quanh ao hồ, mương rạch. Theo tổ chức FAO, Việt Nam là trong 10 quốc gia có sản lượng dừa lớn nhất thế giới. Trong đó, Bến Tre là một trong những vùng trồng dừa nổi tiếng, với nguồn dầu dừa dồi dào.

Dầu dừa thu từ cùi trái dừa, được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như thực phẩm, dược phẩm,…Không những vậy, dầu dừa còn được dùng trong mỹ phẩm làm đẹp, đem lại hiệu quả vượt trội trên da và tóc. Mặc dù có công dụng tốt, song mỹ phẩm từ dầu dừa tại Việt Nam còn rất hạn chế và đơn giản, chủ yếu là dầu dừa nguyên chất. Chính vì vậy, việc đa dạng hóa các oại mỹ phẩm từ dầu dừa, tạo ra công thức bào chế ổn định và có tính ứng dụng cao, tận dụng được nguồn dừa dồi dào của nước ta là rất cần thiết.

Nghiên cứu được tiến hành theo tỷ lệ phối hợp của từng chất nhũ hóa và trong công thức gel nhũ tương, xác định dựa theo hệ số cân bằng dầu–nước cần thiết (Required Hydophilic Lipophilic Balance – RHLB) của dầu dừa. Công thức gel nhũ tương được tối ưu hóa bằng phần mềm Design-Expert với 25 công thức thực nghiệm theo thiết kế IV-Optimal. Công thức tối ưu được kiểm chứng bằng thực nghiệm và khảo sát một số chỉ tiêu chất lượng.

Kết quả cho thấy, công thức gel nhũ tương dầu dừa tối ưu đã được thiết lập thành công, đạt các tính chất yêu cầu và có thể ứng dụng để tạo ra các sản phẩm mỹ phẩm có công dụng dưỡng da, với sự kết hợp các thành phần từ thiên nhiên khác, như mật ong, sữa ong chúa, phấn hoa,…góp phần làm phong phú hóa, cải thiện chất lượng và hiệu quả sản phẩm chăm sóc da.

Đây là các nội dung từ bài viết “Xây dựng công thức gel nhũ tương chứa dầu dừa ứng dụng trong mỹ phẩm”, đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, số 7B, năm 2019 vừa được bổ sung vào kho tư liệu của Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN TP.HCM (CESTI).

Trong tài liệu này, còn 11 nội dung nghiên cứu đáng chú ý khác về lĩnh vực Khoa học Y – Dược và Khoa học Nông nghiệp, như:

  1. Đặc điểm đột biến EGFR phát hiện trong huyết tương ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2017-2018
  2.  Kết quả điều trị nhổ rễ thần kinh C5, C6, ±C7 đám rối cánh tay bằng phẫu thuật chuyển thần kinh
  3. Ứng dụng kỹ thuật PCR tổ định loài giun móc Ancylostoma spp. và giun mỏ Necator americanus ở người nhiễm bệnh
  4.  Phân lập và tối ưu hoá điều kiện nuôi cấy vi khuẩn lactic có khả năng kháng vi khuẩn Propionibacterium spp. được phân lập trên da người
  5. Biểu hiện của protein TIF-IA và sự sinh tổng hợp RNA ribosome tăng cao ở khối u của bệnh nhân ung thư đại - trực tràng
  6. Kết quả phân tích tương quan giữa một số chỉ tiêu sinh trưởng cành quả và năng suất quả trên cây bưởi Da xanh tại Thái Nguyên
  7. Sinh trưởng hệ sợi và hình thành quả thể của nấm sò vua Pleurotus eryngii (DC.: Fr.) chủng E2
  8. Nghiên cứu khả năng tạo rễ bất định Xáo tam phân (Paramignya trimera) trong điều kiện thủy canh in vivo
  9. Phá quang kỳ giống lúa mùa Nàng Quớt Biển bằng phương pháp xử lý đột biến sốc nhiệt
  10.  Xác định và đánh giá mức độ biểu hiện của họ gen mã hóa tiểu phần Nuclear factor-YC ở cây sắn (Manihot esculenta)
  11. Đánh giá đa dạng di truyền một số giống bơ (Persea americana Mill.) bằng chỉ thị phân tử SSR

Quý bạn đọc có thể bấm vào tên bài để tham khảo nội dung chi tiết; hoặc tra cứu các cơ sở dữ liệu của CESTI để tìm tài liệu theo yêu cầu của riêng mình, tại địa chỉ: http://cesti.gov.vn/thu-vien/1/tra-cuu-chung.

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả