SpStinet - vwpChiTiet

 

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống khoai lang tại Thái Nguyên

Trong nghiên cứu này, tác giả Lê Thị Kiều Oanh (Trường ĐH Nông lâm – ĐH Thái Nguyên) và cộng sự đã tiến hành thí nghiệm đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của 12 giống khoai lang thu thập từ một số địa phương, gồm các giống như chiêm dâu, KB1, khoai Nhật tím, KL20-209, KL5, khoai Nhật trắng, hoàng long tím, hoàng long Phú Thọ…

Kết quả cho thấy, về khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống khoai lang, các giống có hình dạng thân chủ yếu là dạng thân nửa đứng, màu sắc thân từ xanh nhạt đến tím đậm. Màu sắc lá trưởng thành xanh đậm, duy nhất có giống KL5 mày tím đậm. Hình dạng lá có nhiều loại khác nhau như mũi mác, hình tim, chân vịt. Hầu hết các giống khoai lang đều sinh trưởng phát triển tốt, chiều dài thân chính phát triển nhanh, thân lá phát triển mạnh, khả năng che phủ đất sớm như: chiêm dâu, thái bình, VĐ1. Một số giống có tốc độ tăng trưởng kém hơn như KL5, cực nhanh, KĐ1, KL20, KL20-209.

Về khả năng chống chịu sâu, bệnh hại, hầu hết các giống theo dõi đều bị sâu đục dây và bọ hà gây hại ở mức trung bình đến nặng, trong đó các giống bị gây hại nặng như Nhật tím, Nhật trắng, KĐ1, hoàng long. Về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất, số củ/gốc của các giống dao động từ 2,6-6,4 củ/gốc. Khối lượng củ trung bình từ 50-200g; đường kính củ của các giống khoai lang dao động từ 3,37-6,37 cm. Năng suất củ tươi của các giống khoai lang dao động từ 0,6 – 12,5 tấn/ha. Giống KL20-209 đạt năng suất củ tươi cao nhất; giống KL5 năng suất thấp nhất, hầu như không cho thu hoạch.  
LV (nguồn: TC KH&CN Nông-Sinh-Y, ĐH Thái Nguyên, số 5-2014)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả