SpStinet - vwpChiTiet

 

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị bệnh tắc ruột sau mổ

Đề tài do nhóm tác giả gồm Bùi Thanh Hải, Đỗ Hà Sơn và Nguyễn Văn Xuyên (Học Viện Quân Y, Viện Quân Y 103) thực hiện nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị bệnh tắc ruột sau mổ.

Khác với tắc ruột nguyên phát, tắc ruột sau mổ có thể điều trị nội khoa bảo tồn. Trong quá trình điều trị nội khoa thì theo dõi thế nào, theo dõi bao lâu, chỉ định mổ khi nào để tránh những biến chứng nặng nề hoặc để tránh một cuộc mổ không cần thiết trên bệnh nhân đã từng phải mổ bụng từ một đến nhiều lần vẫn còn là những câu hỏi chưa được giải đáp một cách thỏa đáng.
Nghiên cứu tiến hành trên 58 bệnh nhân được chẩn đoán là tắc ruột sau mổ, điều trị tại Khoa BM2-Viện Quân Y 103 trong năm 2006, bao gồm 41 nam và 17 nữ, độ tuổi từ 16 đến 80. Các bệnh nhân được chia làm 2 nhóm: nhóm điều trị nội khoa bảo tồn gồm 40 bệnh nhân và nhóm điều trị phẫu thuật gồm 18 bệnh nhân.
Kết quả cho thấy, tắc ruột sau mổ xảy ra trong những năm đầu sau mổ là 33%, trong đó tắc ruột sớm sau mổ chiếm tỷ lệ 3%. Tỷ lệ chung của tắc ruột sau mổ phải điều trị phẫu thuật là 31%, tắc ruột sau mổ xảy ra trong năm đầu có 47% phải điều trị phẫu thuật, tắc ruột sớm sau mổ thì 100% phải điều trị phẫu thuật. Nguyên nhân do xoắn và dây chằng chiếm 83%, do dính làm hẹp lòng ruột gây ra bã thức ăn là 17%. Bệnh nhân đến viện trong 24 giờ đầu tính từ khi có triệu chứng lâm sàng đầu tiên chiếm 555; đến viện trong khoảng thời gian 2-3 ngày là 29%; bệnh nhân đến sớm trong 24 giờ đầu có 28% phải điều trị phẫu thuật; đến viện sau 2-3 ngày thì tỷ lệ đó là 56%. Tắc ruột ở hỗng tràng chiếm 56%, ở hồi tràng 44%; biến chứng ruột hoại tử là 7%, một nửa trong số đó là bệnh nhân đến muộn; 75% hoại tử ruột xảy ra ở hồi tràng, 25% ở hỗng tràng.
LV (nguồn: Tạp Chí Y học thực hành, số 10/2007)
 

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả