SpStinet - vwpChiTiet

 

Nghiên cứu ảnh hưởng của xử lý thực bì, làm đất và bón phân tới sinh trưởng một số loài keo trồng tại Việt Nam.

Đây là đề tài nghiên cứu của hai tác giả Nguyễn Quang Dương và Đặng Thịnh Triều nghiên cứu ảnh hưởng của xử lý thực bì, làm đất và bón phân tới sinh trưởng một số loài keo trồng tại Việt Nam nhằm giới thiệu một cách tổng quát một số biện pháp lâm sinh hiện đang áp dụng trong trồng rừng keo.

Tóm tắt kết quả nghiên cứu về xử lý thực bì, làm đất và bón phân trong rừng trồng keo ở nước ta trong những năm gần đây cho thấy, sinh trưởng của keo lưỡi liềm và keo lá tràm tốt hơn khi được xử lí bằng cách lên líp nơi đất bị ngập lụt vào mùa mưa; kích thước líp cho keo lưỡi liềm là cao 0,2m, rộng 4m, kích thước cho keo lá tràm là cao 0,2m và rộng 1,5m; việc để lại cành, nhánh sau khi khai thác làm tăng 10% sản lượng rừng so với dọn sạch thực bì với keo lá tràm. Có thể sử dụng thuốc diệt cỏ ridweed để diệt cỏ cho rừng keo lai (Acacia hybrid) vì sinh trưởng, chiều cao và đường kính giữa các công thức diệt có bằng thuốc và bằng phương pháp thủ công không rõ rệt. Bón phân cho rừng trồng có thể duy trì dinh dưỡng cần thiết cho đất và cho cây, bón lót và bón thúc làm tăng sinh trưởng của keo, cho tới nay, công thức bón phân lót được thí nghiệm nhiều nhất là hỗn hợp 25g N, 50g P, 25g K, và 100g phân vi sinh cho keo lai. Tuy nhiên, trong hầu hết các nghiên cứu được tiến hành trong thời gian từ 1-4 năm đầu của rừng keo, trong khi chu kì của các loài keo có thể kéo dài tới 10 năm. Vì vậy, để đạt được mục đích nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế của rừng trồng cần có những nghiên cứu về kỹ thuật lâm sinh trong thời gian tới.

HT (Theo Tạp Chí Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Nghiệp số 18, năm 2007)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả