SpStinet - vwpChiTiet

 

Nghiên cứu đánh giá tai biến địa chất môi trường xã An Lĩnh và các giải pháp khắc phục trượt lở đất đá

Vừa qua, Hội đồng KH&CN Phú Yên đã tổ chức nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu đánh giá tai biến địa chất môi trường xã An Lĩnh và các giải pháp khắc phục trượt lở đất đá” do ThS Trần Đắc Lạc, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa làm chủ nhiệm.
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã xác định các kiểu trượt đất chủ yếu ở vùng núi An Lĩnh; nguyên nhân trượt đất ở vùng núi An Lĩnh; đưa ra quy luật phát sinh các vùng trượt đất phụ thuộc thành phần đá gốc phong hoá, bề dày vỏ phong hoá, độ cao, độ dốc địa hình; xây dựng được các bản đồ dự báo khu vực có nguy cơ trượt lở, nứt đất, khu vực nguy hiểm cần cảnh báo và theo dõi; đề xuất các biện pháp phòng chống có hiệu quả, trong đó có biện pháp tổ chức tốt công tác trồng và phục hồi thảm thực vật; khuyến cáo khi quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Đề tài đã trình bày được cơ sở khoa học của các kết luận bằng nhiều bảng số liệu và hình ảnh (gồm 36 biểu bảng và 105 hình) trong quá trình tính toán, nghiên cứu. Nghiên cứu cũng đưa ra các kiến nghị đối với công tác quy hoạch tại An Lĩnh: Không sử dụng các mỏ đất trong vùng làm nền đường, nền nhà vì chúng dễ ngậm nước, trương nở. Đưa ra cảnh báo không xây nhà, công trình khác tại các khu vực thuộc vùng trượt, nứt nghiêm trọng, dự báo nguy cơ cao. Bằng cách có biển cảnh báo hoặc bản đồ nguy cơ tai biến cho người dân. Khuyến cáo người dân trong khu vực xã An Lĩnh không nên xây nhà cao tầng, các công trình công cộng có sức tải lớn. Di dời các công trình quan trọng, trường học… ra khỏi khu vực nguy hiểm. Lập khu tái định cư có quy định về kết cấu và kiến trúc nhà. Khuyến cáo người dân di dời ra khỏi các khu vực có dấu hiệu trượt, nứt nghiêm trọng, nhất là vào thời điểm mùa mưa bão để giảm thiệt hại do lũ đất đá, sụp lở có thể xảy ra. Đề tài là tài liệu tư vấn cho các nhà hoạch định trong việc phát triển, là tài liệu có giá trị đối với các cơ quan quy hoạch trong việc thực hiện các giải pháp xử lý và quy hoạch sử dụng đất và là cơ sở quan trọng giúp cho nhà quản lý địa phương (xã) xử lý phòng ngừa, giảm thiểu trượt lở, nứt đất một cách có hiệu quả nhất và tự điều chỉnh cho địa phương mình trong việc sử dụng đất và phân bố dân cư một cách hợp lý nhất.
LV (nguồn: TC Hoạt động khoa học, 12/2011)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả