SpStinet - vwpChiTiet

 

Quản lý nhu cầu giao thông TP. Hà Nội dưới ảnh hưởng của cấu trúc không gian đô thị

Để giải quyết vấn đề tắc nghẽn đô thị, Hà Nội cần tập trung vào bài toán quản lý nhu cầu giao thông bằng cách thay đổi hoặc giảm nhu cầu đi lại. TS. Trần Danh Lợi, TS. Nguyễn Việt Phương và ThS. Lê Hoàng Sơn (Hội Khoa học Kỹ thuật Cầu Đường Việt Nam) thực hiện nghiên cứu dự báo nhu cầu giao thông, phục vụ cho đồ án "Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050".

Nhóm tác giả tiến hành dự báo theo phương pháp 4 bước, dựa trên kịch bản tăng trưởng đô thị và sử dụng phần mềm STRADA. Căn cứ vào kết quả điều tra phỏng vấn hộ gia đình của Hà Nội năm 2012, lưu lượng chuyến đi trong khu vực nghiên cứu là 17,6 triệu chuyến đi; hệ số đi lại bình quân 2,73 chuyến đi/người/ngày; dự kiến tăng lên 27,7 triệu chuyến đi (gấp 1,57 lần) vào năm 2030. Tổng hợp số liệu điều tra khảo sát cho thấy, nhu cầu đi lại, tỷ trọng mục đích chuyến đi và loại hình phương tiện sử dụng chịu ảnh hưởng bởi khu vực (thành thị hay nông thôn); phụ thuộc vào độ tuổi, nghề nghiệp, bình quân thu nhập và đặc điểm sở hữu phương tiện cá nhân của từng hộ gia đình. Cự ly di chuyển cũng là một trong những nguyên nhân để người dân lựa chọn phương thức di chuyển.

Từ kết quả phân tích, nhóm tác giả đã lựa chọn phương thức vận tải và quy hoạch phát triển vận tải hành khách công cộng nhằm đáp ứng từ 35-40% nhu cầu từ nay đến năm 2020. Sau đó, tiến hành thiết kế mạng lưới đường để đáp ứng nhu cầu đã dự báo và đảm bảo quỹ đất dành cho giao thông trong đô thị từ 20-26%.
 
TN (nguồn: TC Cầu Đường Việt Nam, số 12/2014)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả